• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,21 +0,75/+0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,21   +0,75/+0,06%  |   HNX-INDEX   225,32   +0,68/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   -0,30/-0,32%  |   VN30   1.308,83   -2,43/-0,19%  |   HNX30   481,92   +2,13/+0,44%
03 Tháng Mười Hai 2024 3:23:58 SA - Mở cửa
Cổ phiếu lớn lao dốc, VN-Index giảm hơn 21 điểm
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/02/2021 3:45:00 CH
15h00
 
Bất ngờ tiếp tục xảy ra ở cuối phiên giao dịch khi hàng loạt cổ phiếu trụ cột vấp phải áp lực bán rất mạnh. Các mã như GVR, CTD, PVD, HBC... đều bị kéo xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, SHB giảm 7,5% xuống 13.500 đồng/cp. MWG giảm 6,8% xuống 123.700 đồng/cp, VRE giảm 64% xuống 30.000 đồng/cp, MBB giảm 6,2% xuống 22.000 đồng/cp, VHM giảm 5,6% xuống 88.300 đồng/cp.
 
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 21,1 điểm (-2%) xuống 1.035,51 điểm. Toàn sàn có 90 mã tăng, 369 mã giảm và 37 mã đứng giá. HNX-Index 5,36 điểm (-2,5%) xuống 08,85 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 140 mã giảm và 32 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1 điểm (-1,39%) xuống 71,08 điểm.
 
Thanh khoản ở mức khá thấp so với các phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 781 triệu cổ phiếu, trị giá 15.724 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.820 tỷ đồng.
 
Trên thị trường hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30, HĐTL VN30F2102giảm đến 46,9 điểm xuống còn 1.030 điểm với độ lệch 0,14. Bên cạnh đó, cả 3 HĐTL còn lại đều giảm trên 30 điểm.
 
11h30
 
Ngay sau khi thị trường bị bán mạnh và có lúc giảm đến trên 15 điểm, lực cầu nhanh chóng dâng cao và giúp kéo các chỉ số hồi phục trong đó, VN-Index bật tăng trở lại 1,56 điểm (0,15%) lên 1.058,17 điểm. HNX-Index giảm 2,05 điểm (-0,96%) xuống 212,16 điểm. UPCoM-Index giảm 0,9 điểm (-1,25%) xuống 71,18 điểm.
 
Các cổ phiếu như CTG, VPB, VIC, TCB, FPT... nhanh chóng quay trở lại đà tăng và góp phần nâng đỡ các chỉ số.
 
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với cùng thời điểm các phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 472 triệu cổ phiếu, trị giá 9.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 441 tỷ đồng. Điểm tích cực là khối ngoại vẫn duy trì việc mua ròng với khoảng 173 tỷ đồng trên HoSE. 

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
11h09
 
Áp lực bán bất ngờ dâng cao khiến hàng loạt cổ phiếu trụ cột giảm sâu, trong đó, MWG bị kéo về mức giá sàn. SHB giảm đến 6,2% xuống 13.700 đồng/cp, PNJ giảm 4,3% xuống 79.500 đồng/cp...
 
VN-Index giảm 15,67 điểm (1,48%) xuống 1.040,97 điểm. HNX-Index giảm 5,47 điểm (-2,55%) xuống 208,74 điểm. UPCoM-Index giảm 0,88 điểm (-1,22%) xuống 71,2 điểm.
 
9h36
 
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng hơn. VN-Index tăng 16,7 điểm (1,58%) lên 1.073,31 điểm. HNX-Index tăng 4,15 điểm (1,94%) lên 18,36 điểm. UPCoM-Index tăng 0,37 điểm (0,51%) lên 72,45 điểm.
 
SAB và CTG đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, TCB tăng 3%, FPT tăng 3,7%, GVR tăng 2,5%, TPB tăng 2,8%, VPB tăng 2,8%.
 
9h25
 
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, một số cổ phiếu lớn như SAB, CTG, FPT, VCB, TPB, HDB... tăng giá mạnh và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu, trong đó, SAB sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp đã tăng trần trở lại lên 173.000 đồng/cp. CTG cũng tăng 5,7% lên 32.250 đồng/cp, FPT tăng 2,6% lên 64.300 đồng/cp, VCB tăng 2,3% lên 95.100 đồng/cp.
 
Tuy nhiên, các chỉ số đều chỉ biến động trong biên độ hẹp khi sắc đỏ đã bao trùm lên khá nhiều cổ phiếu lớn như BCM, KDC, MWG, VRE, PNJ, SHB, PVS... Trong đó, BCM giảm sâu 4,8% xuống 53.300 đồng/cp, KDC giảm 2% xuống 38.400 đồng/cp, MWG giảm 2,1% xuống 129.900 đồng/cp.
 
VN-Index hiện tăng 7,2 điểm (0,68%) lên 1.063,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48 triệu cổ phiếu, trị giá 892 tỷ đồng. HNX-Index tăng 2,44 điểm (1,14%) lên 216,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,2 triệu cổ phiếu, trị giá 139 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (0,42%) lên 72,38 điểm.

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 1. Khối ngoại giao dịch có phần tích cực trở lại khi mua ròng 1.348 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần vừa qua. Trong khi đó, khối tự doanh vẫn bán ròng 408 tỷ đồng trên sàn HoSE.
 
Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), Thị trường có khả năng sẽ duy trì được nhịp hồi phục đủ T+3 giúp những nhà đầu bắt đáy trong phiên 28/1 có lãi.
 
Chứng khoán MB (MBS) cho rằng nhìn chung, với kinh nghiệm kiểm soát dịch rất tốt của chính phủ sẽ giữ vững tâm lý cho nhà đầu tư và hỗ trợ xu hướng tăng trở lại của thị trường trong nước.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 29/1, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 620,74 điểm, tương đương 2,03%, xuống 29.982,62 điểm. S&P 500 giảm 73,14 điểm, tương đương 1,93%, xuống 3.714,24 điểm. Nasdaq giảm 266,46 điểm, tương đương 2%, xuống 13.070,7 điểm. Chốt tuần, Dow Jones giảm 3,28%, S&P 500 giảm 3,31% còn Nasdaq giảm 3,49%, tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 10/2020. Chốt tháng 1, Dow Jones giảm 2,04%, S&P 500 giảm 1,12% còn Nasdaq tăng 1,42%.
 
Chốt phiên 29/1, giá dầu Brent giao tháng 3 tăng 44 cent, tương đương 0,8%, lên 55,97 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn này đáo hạn ngày 29/1. Giá dầu Brent giao tháng 4 tăng 25 cent, tương đương 0,4%, lên 55,35 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 7 cent, tương đương 0,1%, lên 52,36 USD/thùng. Chốt tuần, giá hai loại dầu tăng chưa đến 1%.