• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:00:20 CH - Mở cửa
Chính phủ nhìn lại một nhiệm kỳ kiên định ổn định kinh tế vĩ mô
Nguồn tin: BizLive | 23/02/2021 10:12:17 SA
Sáng nay (23/2), tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô trong nhiệm kỳ vừa qua.

 
Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn
 
Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, nền kinh tế có độ mở lớn, ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng cùng với những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn.... xảy ra cực đoan hơn, song Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
 
LẠM PHÁT GIẢM MẠNH
 
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 53 sáng nay (23/2), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định nhiệm kỳ 2016 - 2021 Chính phủ đã kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 3,2%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 (7,65%).
 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát tình hình, nhận diện đúng thời cơ, thách thức, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế theo quý, năm với phương án, giải pháp kịp thời, phù hợp tình hình thực tế. Phối hợp, điều hành các chính sách vĩ mô theo hướng đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ  chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Theo dõi chặt và có giải pháp điều hành phù hợp giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, góp phần ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
 
"Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 3,2%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 (7,65%)."
 
Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 1,8%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (5,15%) - Bộ trưởng Dũng cho biết.
 
Chính phủ cũng đặc biệt nhấn mạnh bối cảnh năm 2020, trước tác động của dịch Covid-19, Chính phủ đã nhanh chóng xây dựng phương án, kịch bản phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, không để bị động, bất ngờ; tập trung tháo gỡ các “nút thắt” trọng tâm cho tăng trưởng; đồng thời chỉ đạo bộ, ngành, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương với hệ thống chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.
 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
 
“Mặc dù năm 2020 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước đạt 2,91%, mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.
 
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%, thuộc 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới; bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt khoảng 5,99%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (5,91%) và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Quy mô GDP năm 2020 tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015”, báo cáo có đoạn viết.
 
CHỦ ĐỘNG, LINH HOẠT CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, Chính phủ khẳng định đã điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế.
 
Giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng tín dụng giảm dần trong khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần; bình quân giai đoạn trên 16%/năm, thể hiện nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn.
 
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; triển khai các
chương trình tín dụng đặc thù ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường phòng, ngừa, đấu tranh với tình trạng “tín dụng đen”.
 
Nhiệm kỳ này Chính phủ cũng chủ động kiểm soát tiền tệ, bảo đảm duy trì vốn khả dụng ở mức hợp lý, đồng thời hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất thị trường, tiếp tục duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tạo điều kiện ổn định thanh khoản, thị trường tiền tệ và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
 
Cùng đó, đổi mới phương thức điều hành tỷ giá theo hướng công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng ngày, phối hợp đồng bộ các biện pháp, công cụ, chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Chính phủ đã tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quản lý thị trường vàng ổn định ngay cả khi giá vàng thế giới biến động mạnh, khó lường; tình trạng “vàng hóa”, “đô la hóa” trong nền kinh tế giảm đáng kể.
 
Hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, kể cả trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19, Việt Nam giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ Tích cực sang Ổn định.
 
NỢ CÔNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC
 
Chủ động tái cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ theo hướng an toàn, bền vững cũng được đánh giá là kết quả nổi bật của nhiệm  kỳ.
 
"Cơ cấu nợ chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trong nợ trong nước từ 38,9% năm 2011 lên 61,9% nợ Chính phủ năm 2019."
 
Theo đó, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm, gấp 3 lần GDP giai đoạn 2011- 2015 xuống còn 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2019.
 
Cơ cấu nợ chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trong nợ trong nước từ 38,9% năm 2011 lên 61,9% nợ Chính phủ năm 2019, kỳ hạn phát hành, thời gian đáo hạn bình quân trái phiếu Chính phủ tăng dần, trong khi lãi suất vay giảm sâu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia.
 
Các chỉ tiêu an toàn nợ giai đoạn 2016 - 2020 được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các năm và nằm trong giới hạn trần được Quốc hội phê chuẩn, trong đó chỉ tiêu giai đoạn 2016-2019 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra; nợ công giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống 55% GDP vào cuối 2019; nợ Chính phủ giảm từ mức 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP năm 2019; nợ nước ngoài quốc gia giảm từ 49% GDP năm 2017 xuống 47,1% GDP năm 2019.