15h00
Phiên chiều ở sàn HoSE không có nhiều điểm đáng chú ý khi tình trạng nghẽn lệnh lại sớm diễn ra và chỉ số này gần như đi ngang.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,66 điểm (-0,39%) xuống 1.179,9 điểm. Toàn sàn có 162 mã tăng, 297 mã giảm và 56 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,25%) lên 275,88 điểm. Toàn sàn có 105 mã tăng, 103 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 80,93 điểm.
Thanh khoản thị trường nhỉnh hơn phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 921 triệu cổ phiếu, trị giá 19.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 2.200 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 250 tỷ đồng trên sàn HoSE và chủ yếu tập trung vào VNM.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,48 điểm (-0,55%) xuống 1.178,08 điểm. Toàn sàn có 140 mã tăng, 325 mã giảm và 42 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,68 điểm (-0,61%) xuống 273,51 điểm. Toàn sàn có 66 mã tăng, 115 mã giảm và 68 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 80,83 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 750 triệu cổ phiếu, trị giá 15.390 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.140 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 180 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h59
Nhiều cổ phiếu lớn bị bán mạnh và gây áp lực rất lớn lên thị trường chung. Trong đó, GVR giảm đến 3,6% xuống 29.350 đồng/cp, VPB giảm 2,3% xuống 43.750 đồng/cp, PVD giảm 2,3% xuống 23.400 đồng/cp, BVH giảm 1,5% xuống 59.200 đồng/cp.
VN-Index hiện giảm 11,6 điểm (-0,98%) xuống 1.172,96 điểm. HNX-Index giảm 1,16 điểm (-0,42%) xuống 274,03 điểm. UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,3%) xuống 80,58 điểm.
10h20
FPT tiếp tục nới rộng đà tăng thành 5,1% lên 80.400 đồng/cp. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như SHB, HVN, VRE hay PLX cũng giao dịch tích cực và góp phần nâng đỡ thị trường chung. Tuy nhiên, trước áp lực vẫn còn lớn từ nhiều mã trụ cột khác nên VN-Index chưa thể tăng trở lại. GVR vẫn giảm 1,3%, VPB giảm 1,2%, VPB giảm 1,2%, VNM giảm 0,7%.
VN-Index giảm 3,07 điểm (-0,26%) xuống 1.181,49 điểm. HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,11%) lên 275,48 điểm. UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (0,3%) lên 81,06 điểm.
9h45
Khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày 16/3 thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng tiêu cực khi hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh và lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Dù vậy, lực cầu vẫn khá tốt và điều này giúp nâng đỡ các chỉ số.
Hiện tại, GVR giảm 1,5% xuống 29.850 đồng/cp, BCM giảm 0,9% xuống 57.800 đồng/cp, VHM giảm 0,9% xuống 98.900 đồng/cp, VPB giảm 1,1% xuống 44.300 đồng/cp, VCB giảm 0,7% xuống 95.600 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, FPT, VRE, PLX, MWG, GAS... đều tăng giá và phần nào giúp nâng đỡ thị trường chung. FPT đang tăng 1,3% lên 77.500 đồng/cp. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT FPT sẽ trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, trong đó 10% đã tạm ứng trong năm 2020 và 10% còn lại dự kiến trả trong quý II sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) sẽ trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, trong đó 10% đã tạm ứng trong năm 2020 và 10% còn lại dự kiến trả trong quý II sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt.
VN-Index giảm 3,11 điểm (-0,26%) xuống 1.181,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 156 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,84 điểm (-0,31%) xuống 274,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,5 triệu cổ phiếu, trị giá 470 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,09%) lên 80,89 điểm.
VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn trong phiên 15/3. Dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức rất cao. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên toàn thị trường với giá trị 479 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index có thể sẽ chưa thể thoát khỏi trạng thái giằng co trong phiên tiếp theo.
Chứng khoán MB (MBS) cho rằng với bối cảnh trong và ngoài nước như hiện nay thì khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng trong khi thị trường có khả năng có thể sẽ tiếp tục nhịp sideway hẹp tích lũy trong khoảng từ 1.150-1.185 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 15/3, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều tăng. Dow Jones tăng 174,82 điểm, tương đương 0,53%, lên 32.953,46 điểm, vượt đỉnh lịch sử 32.778,64 điểm hôm 12/3. Đây là phiên thứ tư liên tiếp Dow Jones đóng cửa cao kỷ lục. Chỉ số này hai lần chạm đỉnh lịch sử trong ngày 8 và 9/3 nhưng không giữ được đến cuối phiên. S&P 500 tăng 25,6 điểm, tương đương 0,65%, lên 3.968,94 điểm, vượt đỉnh lịch sử 3.943,34 điểm hôm 12/3. Đây là phiên lập đỉnh thứ ba liên tiếp của S&P 500. 9 trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500 tăng điểm, dẫn đầu là công nghệ và tiện ích. Nasdaq tăng 139,84 điểm, tương đương 1,05%, lên 13.459,71 điểm, thấp hơn gần 5% so với đỉnh hôm 12/2.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 15/3. hỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,38%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,17% còn Topix tăng 0,91%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,96% còn Shenzhen Component giảm 2,71%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,33%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,28%. ASX 200 của Australia tăng 0,09%, lĩnh vực năng lượng đi lên còn vật liệu ở chiều ngược lại.
Giá dầu Brent tương lai giảm 34 cent xuống 68,88 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 22 cent xuống 65,39 USD/thùng.