• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:44:54 CH - Mở cửa
Khối ngoại bán ròng 24 phiên gần bằng cả năm 2020, vì sao nên nỗi?
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/03/2021 8:32:05 SA
Khối ngoại bán ròng 13.500 tỷ đồng trên sàn HoSE chỉ sau 24 phiên giao dịch từ 19/2 đến 24/3 và bằng 89% lượng bán ròng kỷ lục trong cả năm 2020.
Các cổ phiếu trụ cột như VNM, CTG, HPG, VCB... đều bị khối ngoại bán ròng rất mạnh.
Khối ngoại bán ròng được cho là từ các nguyên nhân như ảnh hưởng từ dịch Covid-19, rủi ro hồi phục kinh tế từ thị trường cận biên và mới nổi, sự chuyển dịch dòng tiền sang các nước phát triển...
 
Kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán Việt Nam 'vấp" phải trở ngại rất lớn từ việc khối ngoại bán ròng mạnh. Đây được cho là một trong những yếu tốt tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong nước khiến VN-Index liên tục thất bại mốc quan trọng 1.200 điểm.
 
Tính đến phiên 24/3, khối ngoại đã bán ròng 24 phiên liên tiếp trên sàn HoSE (từ 19/2) với giá trị hơn 13.500 tỷ đồng, và bằng 89% so với mức bán ròng kỷ lục của cả năm 2020 là 15.200 tỷ đồng. Dù chuỗi bán ròng này không dài bằng thời điểm từ 11/2 đến 26/3/2020 nhưng giá trị vượt xa (Chuỗi 33 phiên bán ròng liên tiếp đó chỉ có giá trị 10.100 tỷ đồng). Phiên giao dịch ngày 25/3, khối ngoại mua ròng trở lại trên HoSE với giá trị 267 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này vẫn bán ròng 561 tỷ đồng.

 
Toàn bộ các cổ phiếu nằm trong top 10 về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HoSE trong 24 phiên giao dịch từ 19/2 đến 24/3 đều thuộc nhóm bluechip. Trong đó, VNM bị khối ngoại bán ròng lên đến 3.500 tỷ đồng. CTG, POW và HPG cũng có giá trị bán ròng của khối ngoại là trên 1.000 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột cũng bị bán ròng rất mạnh còn có VCB, VIC hay VHM.

 
Đi cùng việc rút vốn của khối ngoại, thị giá các cổ phiếu nói trên cũng kém tích cực. Trong đó, VNM để mất đến 9,2% sau 24 phiên giao dịch gần nhất. VHM cũng giảm 5,8%, VIC giảm 2%. CTG và HPG là 2 cổ phiếu hiếm hoicòn duy trì được đà tăng. Dù vậy, CTG chỉ tăng 6% bất chấp ngân hàng này công bố ước kết quả kinh doanh quý I hết sức tích cực với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 7.000-8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife), cao hơn 135-170% so với cùng kỳ năm trước. 

 
Dễn biến giá của các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh từ 19/2 đến 24/3.
 
Ở chiều ngược lại, không có quá nhiều cổ phiếu lớn được mua ròng mạnh trong 24 phiên vừa qua. Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 903 tỷ đồng. PLX là cái tên nổi bật nhất nhóm trong vốn hóa lớn khi được mua ròng 811 tỷ đồng. Nhưng cũng cần lưu ý đây là khoảng thời gian mà đối tác chiến lược của tập đoàn này tăng sở hữu khi Petrolimex bán ra 25 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị 1.400 tỷ đồng. Nếu ngoại trừ giao dịch này, các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng bán ròng cổ phiếu PLX.
 
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dòng vốn rút ra được cho là đến từ Hàn Quốc. Năm 2018, Thái Lan và Hàn Quốc đã có khoảng thời gian đổ mạnh vào CCQ ETF VN30 nhưng hơn 3 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc đã rút ròng khá mạnh ra khỏi CCQ này.
 
Điều này theo lý giải của chuyên gia Yanata Việt Nam đến từ vài lý do.
 
Thứ nhất, dòng vốn ngoại trong 3 tháng đầu năm 2021 mua vào ít hơn so với cùng kỳ có thể do tình trạng dịch bệnh Covid-19 gây ra sự thận trọng nhất định. Khoảng thời gian này, các quỹ thường có những đợt đánh giá lại doanh nghiệp để xem tình hình hoạt động kinh doanh.
 
Thứ 2, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cũng gây ra những lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất tăng dẫn đến dòng tiền rút ra khỏi thị trường mới nổi và cận biên, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Theo số liệu của ông Nguyễn Thế Minh, tính từ đầu năm 2021 đến nay chỉ có 3 thị trường tại châu Á được khối ngoại mua ròng là Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia.
 
Yếu tố tiếp theo dẫn đến việc khối ngoại bán ròng mạnh như trên là dòng tiền đang có xu hướng chuyển dịch sang những thị trường lớn như như châu Âu và Mỹ do tốc độ tiếp cận vaccine Covid-19 nhanh hơn.
 
Cuối cùng, nghẽn lệnh trên HoSE thời gian qua cũng được cho là khiến tình trạng bán ròng của khối ngoại trở nên trầm trọng hơn.
 
Chuyên gia đến từ Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, mặc dù tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài so với thanh khoản thị trường chung là thấp nhưng việc tỷ lệ sỡ hữu giảm dần sẽ dẫn đến diễn biến thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Thị trường chứng khoán sẽ có rủi ro cao hơn bởi bản chất hành động của nhà đầu tư cá nhân biến động rất mạnh. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài hoặc đổ sang các kênh đầu tư khác như bất động sản hay tiết kiệm.
 
Ông Minh cho biết hiện tại chưa có rủi ro nào đáng kể trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, dòng tiền tiền sẽ đổ vào những thị trường hồi phục nhanh đi kèm an toàn thay vì chấp nhận rủi ro. Đây cũng là lý do khiến dòng vốn ngoại chưa quay lại thị trường cận biên và mới nổi cho dù mức độ hồi phục có thể tương đương các nước phát triển.
 
Theo ông Minh chỉ khi thực sự rủi ro từ Covid-19 qua đi và nền kinh tế hồi phục thực sự ở những nước cận biên và mới nổi thì nhà đầu tư nước ngoài mới xem xét quay trở lại. Về bản chất, nhà đầu tư nước ngoài có thể quay trở lại mua ròng nếu đạt được 2 yếu tố là tăng trưởng GDP quý I và II được thể hiện rõ trong thời gian tới, cùng với dòng vốn ở một số quỹ lớn, chủ yếu là của Hàn Quốc, cơ cấu xong danh mục.