• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 3:26:11 SA - Mở cửa
Cổ phiếu ngành hàng không đã qua cơn bĩ cực?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/04/2021 9:26:44 SA
Bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản thì nhóm ngành hàng không cũng được đánh giá sẽ “thăng hoa” trong quý II này nhờ dịch bệnh đã được kiểm soát, Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của “hộ chiếu vaccine”. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến không mấy lạc quan liên quan đến sự phục hồi của ngành này.
 
Kể từ đầu năm đến nay, cùng với đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngành hàng không như HVN của Vietnam Airlines, VJC của Vietjet Air, SAS của Sasco, NCS của Suất ăn hàng không Nội Bài… cũng ghi nhận được mức tăng trung bình khoảng 14%.
 
Thực tế, tại thời điểm cuối năm 2020, giá một số cổ phiếu tiêu biểu của ngành hàng không như VJC và HVN đã ghi nhận mức phục hồi khoảng 80% so với thời điểm dịch bệnh bùng phát lần đầu. Hiện tại, định giá các hãng hàng không trong nước đang ở mức rất hấp dẫn so với các hãng hàng không thế giới.
 
Khí thế hừng hực
 
Trong hơn 1 năm qua, ngành hàng không Việt Nam đã phải chịu tác động to lớn từ 3 đợt bùng phát dịch bệnh, ước tính các hãng hàng không trong nước đã phải gánh khoản lỗ hơn 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 10.000 tỷ đồng so với năm 2019.
 
Cập nhật số liệu mới nhất, trong 2 tháng đầu năm 2021, vận chuyển khách quốc tế chỉ đạt 66.600 khách, giảm 98,8% so cùng kỳ 2019. Thị trường hàng không nội địa cũng đã giảm sút nghiêm trọng do dịch bệnh đợt 3 diễn ra đúng vào dịp Tết âm lịch (27/01-26/02/2021), khi nhu cầu vận chuyển đạt cao điểm nhất trong năm, nên lượng khách bỏ chỗ rất lớn.Năm 2021 vẫn được đánh giá sẽ là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành hàng không.
 
 
Lượng khách giảm, số chuyến bay cũng giảm theo nhưng chi phí tăng cao do phải đảm các biện pháp phòng dịch. Để kích cầu và thu hút dòng tiền hoạt động, các hãng buộc phải giảm giá vé khá sâu, dẫn tới hậu quả chưa từng xảy ra trước đây là các doanh nghiệp bị lỗ ngay trong mùa cao điểm. Doanh thu dịp cao điểm Tết của các hãng cũng giảm bình quân từ 70 đến 80% so với cùng kỳ năm trước.
 
Trong bối cảnh hoạt động bay bị thu hẹp, các doanh nghiệp dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật, cung ứng suất ăn hàng không… đều bị ảnh hưởng bất lợi, giảm sút cả về doanh thu lẫn sản lượng từ tháng 3/2020.
 
Tuy nhiên, mới đây, sau hơn 1 năm “đóng băng” các đường bay quốc tế, hàng không trong nước đang kỳ vọng vào giải pháp “hộ chiếu vaccine” để có thể khôi phục lại các đường bay này trong khoảng nửa cuối năm 2021.
 
Trong một phát biểu mới đây, ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết, các doanh nghiệp du lịch và hàng không đều cho rằng, việc tiêm vaccine sẽ mang du khách quốc tế trở lại Việt Nam trong điều kiện lựa chọn hành khách từ các thị trường đang phòng chống dịch tốt và Việt Nam là một trong số đó.
 
Hiện, các hãng hàng không trong nước đã bắt đầu triển khai từng bước trong kế hoạch khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ, bước đầu phục vụ nhu cầu của người Việt đi học tập, lao động, thăm thân nhân ở nước ngoài và người nước ngoài từ Việt Nam về nước đáp ứng được các quy định nhập cảnh.
 
Cụ thể, từ ngày 1/4, Vietnam Airlines bắt đầu khai thác thường lệ 4 đường bay quốc tế, trong khi các hãng bay Vietjet, Bamboo Airways cũng cho biết sẵn sàng bay quốc tế trở lại với các thị trường như Đông Nam Á và Đông Bắc Á nếu được cấp phép.
 
Tương lai “nếu..thì”
 
Việc các doanh nghiệp ngành hàng không kỳ vọng vào “hộ chiếu vaccine” có thể giúp “vớt vát” doanh thu cũng như khắc phục được những khoản lỗ đang phải gánh là điều bình thường sau những khó khăn của hơn một năm qua. Tuy nhiên, kỳ vọng của ngành này chỉ thành hiện thực nếu hộ chiếu vaccine được thông qua.
 
Đưa ra nhận định về triển vọng ngành hàng không năm 2021, Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết đây vẫn sẽ là một năm khó khăn bởi ngành này đang trong trạng thái không còn dư địa để phục hồi thêm khi các chuyến bay quốc tế mở cửa trở lại.
 
“Khó khăn thứ hai mà ngành hàng không phải đối mặt trong năm 2021 là thị trường bị thu hẹp khiến cạnh tranh gay gắt hơn”, chuyên gia của Mirae Asset phân tích.
 
Thậm chí, ngay cả khi “hộ chiếu vaccine” được thông qua, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vẫn cho rằng, đóng góp từ thị trường quốc tế cho ngành hàng không năm 2021 vẫn là chưa nhiều bởi việc mở lại giai đoạn này sẽ bị giới hạn tại một số quốc gia với tần suất thấp để có thể dễ dàng kiểm soát. Do đó, đóng góp vào tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành là không đáng kể.
 
BVSC thậm chí còn không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu HVN vì cho rằng quá trình phục hồi của Vietnam Airlines còn nhiều khó khăn, trong khi đó khuyến nghị với VJC là trung tính (neutral).
 
Đáng chú ý, ngày 8/4 vừa qua, HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu HVN vào diện cảnh báo từ ngày 15/4/2021 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Vietnam Airlines năm 2020 lỗ 10.927 tỷ đồng.
 
Theo Công ty chứng khoán SSI, dù nhóm cổ phiếu ngành hàng không đang có mức định giá hấp dẫn nhưng cũng không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư mới bởi định giá hiện tại không có khả năng đạt được mức trước dịch khi có nhiều khả năng pha loãng, áp lực tài chính của quá trình tái cấu trúc hiện tại cũng như nguy cơ bùng phát Covid-19 có thể gia tăng tại một số nơi.
 
Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đối với người “anh cả” Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không nói chung nhằm mở đường cho những dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên, để đánh giá “đã vượt qua sóng gió” lúc này cho ngành hàng không có lẽ là quá sớm.