• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:00:27 CH - Mở cửa
Hiệp hội Dệt may - Xuất khẩu dệt may có đơn hàng đến hết quý II và cuối năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/04/2021 2:11:15 CH
Kim ngạch xuất khẩu dệt may quý I đạt 7,2 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số sản xuất trung bình ngành dệt tăng 5,1% so với cùng kỳ 2020 và chỉ số sản xuất trang phục tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết sự hồi phục về xuất khẩu của ngành dệt may trong năm nay là nhờ nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời.
 
Bộ Công Thương vừa thông tin kim ngạch xuất khẩu dệt may quý I ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại cũng tăng 31%, kim ngạch xuất khẩu vải mành và vải kỹ thuật khác tăng 8,8%.

 
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin xuất khẩu dệt may có đơn hàng đến hết quý II và cuối năm. Ảnh: Vinatex.
 
Cũng trong quý I, chỉ số sản xuất ngành dệt trung bình tăng 5,1% so với cùng kỳ 2020, chỉ số sản xuất trang phục tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
 
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam lý giải sự hồi phục về xuất khẩu của ngành dệt may trong năm nay là nhờ nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và thông thương hàng hoá.
 
Bên cạnh đó, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP, UKVFTA..., tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may tận dụng ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
 
"Sự hồi phục xuất khẩu bước đầu của dệt may Việt Nam đã mở ra những tín hiệu tích cực cho những tháng tiếp theo. Hiện nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý II và cuối năm", ông Vũ Đức Giang nói.
 
Ngoài ra, thị trường dệt may thế giới cũng dần sôi động trở lại, nhu cầu tiêu dùng phục hồi nhờ việc tiêm vaccine được triển khai rộng rãi.
 
Tuy nhiên, bên cạnh việc đơn hàng phục hồi doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức như nhiều loại chi phí tăng cao, trong đó có chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu do thiếu container rỗng thời gian vừa qua và tình trạng thiếu hụt lao động.
 
Công ty Panko Vina cho biết đơn hàng đã phục hồi 80% nhưng doanh nghiệp chỉ tuyển được 20% lượng lao động đã mất do dịch Covid-19 và sự chuyển dịch thị trường lao động giữa các địa phương. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp buộc phải đầu tư máy móc, trang thiết bị mới.
 
Ông Byun Jae Woong, Tổng giám đốc Công ty Panko Vina cho biết: "Việc đầu tư máy móc thiết bị có thể tạo ra chi phí lớn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng chúng tôi xác định là việc cần phải làm để đón đầu xu hướng thay đổi sắp tới, khi lao động khó tuyển dụng, mặt bằng lương tăng. Bù lại việc đẩy mạnh tư động hóa giúp doanh nghiệp nâng 10% năng suất".
 
Cũng theo Bộ Công Thương tình hình dịch Covid-19 trên thế giới được dự báo vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa tiếp tục gặp trở ngại, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và dệt may nói riêng.
 
Để hỗ trợ cho xuất khẩu dệt may, Bộ Công Thương sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA, tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập những thị trường mới. Đồng thời Bộ Công Thương cũng tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có biện pháp ứng phó kịp thời. Việc rà soát từng thị trường, xác định những chủng loại hàng hóa mà các nước có nhu cầu để thúc đẩy xuất khẩu cũng sẽ được Bộ Công Thương thực hiện trong thời gian tới.