• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:07:12 CH - Mở cửa
Khối ngoại chấm dứt chuỗi 6 tháng bán ròng liên tiếp trên HoSE nhờ 'đột biến' giao dịch thỏa thuận
Nguồn tin: Người đồng hành | 30/04/2021 12:00:00 CH
Khối ngoại mua ròng trở lại 274 tỷ đồng trong thán 4. Khối ngoại vẫn bán ròng 4.286 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn HoSE. Có đến 3 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trên 1.000 tỷ đồng trong tháng 4 là VPB, CTG và VNM.
 
Thị trường chứng khoán trong tháng 4 biến động theo chiều hướng tích cực đối với VN-Index khi mà chỉ số này vượt đỉnh lịch sử 1.204,33 điểm hồi 9/4/2018. Ngay sau khi phá đỉnh cũ, VN-Index đã liên tục bứt phá và đạt đỉnh 1.268,28 điểm vào ngày 20/4 sau đó cũng có sự điều chỉnh đáng kể. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM biến động tiêu cực và giảm điểm trong tháng 4.
 
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, VN-Index đứng ở mức 1.239,39 điểm, tương ứng tăng 47,95 điểm (4,02%) so với phiên cuối tháng 3. Trong khi đó, HNX-Index giảm 4,91 điểm (-1,71%) xuống 281,76 điểm. UPCoM-Index giảm nhẹ 0,73 điểm (-0,9%) xuống 80,68 điểm.
 
Điểm đáng chú ý của thị trường trong tháng 4 là việc khối ngoại mua chấm dứt chuỗi 6 tháng bán ròng liên tiếp trên HoSE. Tính chung cả 3 sàn giao dịch khối ngoại mua vào 800 triệu cổ phiếu, trị giá 38.070 tỷ đồng, trong khi bán ra 808 triệu cổ phiếu, trị giá 37.796 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 7,6 triệu cổ phiếu, nhưng xét về giá trị, dòng vốn ngoại mua ròng trở lại 274 tỷ đồng.
 
 
Tại sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 71,4 tỷ đồng, tuy nhiên, họ vẫn bán ròng 4,3 triệu cổ phiếu nếu tính về khối lượng. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại sàn HoSE vẫn bán ròng lên đến 4.286 tỷ đồng thông qua khớp lệnh nên đây cũng là điểm khiến nhà đầu tư lo ngại do phương thức giao dịch này ảnh hưởng trực tiếp đến biến động giá cổ phiếu.
 
 
Có đến 3 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trên 1.000 tỷ đồng trong tháng 4 là VPB, CTG và VNM, trong đó, VPB bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 1.640 tỷ đồng. CTG và VNM bị bán ròng lần lượt 1.600 tỷ đồng và 1.372 tỷ đồng. Các cổ phiếu như GAS, BID, KDH, PLX... cũng đồng loạt bị bán ròng mạnh.
 
Chiều ngược lại, VIC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 1.129 tỷ đồng. VHM đứng sau và được mua ròng 1.050 tỷ đồng, tuy nhiến nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì VHM bị bán ròng hơn 1.124 tỷ đồng. NVL và STB được mua ròng lần lượt 783 tỷ đồng và 762 tỷ đồng.
 
HDB trong tuần qua cũng nằm trong danh sách 10 mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 288 tỷ đồng. Thời gian qua, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF với quy mô hơn 270 triệu USD (tương đương hơn 6200 tỷ đồng), đã liên tục mua vào HDB. Trước đó quỹ đầu tư đến từ châu Âu PYN Elite Fund cũng tăng mạnh tỷ trọng đầu tư vào HDB đưa cổ phiếu này vào top 3 khoản đầu tư lớn nhất. Phát biểu tại ĐHCĐ trực tuyến của HDBank hôm 23/4, ông Petri Derying đã chúc mừng NH có một năm 2020 thành công, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào triển vọng của NH và Việt Nam. Cũng tại ĐHCĐ, đại diện 2 nhà đầu tư chiến lược là DEG và Affinity đã bày tỏ cam kết gắn bó lâu dài với HDBank và đánh giá cao năng lực quản trị, tiềm năng tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của HDBank.
 
 
Tại sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng trở lại 209 tỷ đồng, cũng tương tự sàn HoSE, dòng vốn ngoại trên HNX bán ròng 1,7 tỷ đồng nếu tính về khối lượng.
 
 
Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã VND với giá trị 263 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là THD với 51 tỷ đồng. Chiều ngược lại, PVS bị bán ròng mạnh nhất sàn HNX với 40 tỷ đồng. APS và NRC bị bán ròng lần lượt 29,4 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.
 
Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại hơn 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 1,6 triệu cổ phiếu.
 
 
ABR được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 61 tỷ đồng. ACV và MCH được mua ròng lần lượt 52 tỷ đồng và 43,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị 176 tỷ đồng. BSR và VEA bị bán ròng lần lượt 37 tỷ đồng và 36,3 tỷ đồng.