• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:10:45 CH - Mở cửa
Đấu thầu xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc: Doanh nghiệp Việt có cơ hội chào giá tốt hơn?
Nguồn tin: BizLive | 21/05/2021 10:36:21 SA
Mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc sẽ nhập khẩu ít nhất là 400 ngàn tấn gạo, trong đó dành quota cho Việt Nam là 55 ngàn tấn.

 
Bán lúa ở xã Phú Long, huyện Phú Tân (AG) - Ảnh Nguyễn Huyền
 
Ngày 13/5, Hàn Quốc mở thầu nhập khẩu 3 lô gạo với tổng khối lượng 23.222 tấn.
Ngày 18/5, theo báo chí trong nước thông tin từ ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Trung An) đã thắng thầu 2 lô gạo nguyên liệu hạt dài với khối lượng 22.222 tấn gạo. Trong đó, lô khối lượng 11.111 tấn với giá 572 USD/tấn, lô còn lại cũng 11.111 tấn, giá 578,5 USD/tấn (CIF). 
Cũng trong ngày 18/5/2012, phía Hàn Quốc lại công bố kết quả đấu thầu 134.994 tấn gạo các loại diễn ra ngày 13/5/2021. Theo đó, Công ty Youngwoo (Hàn Quốc) trúng thầu 22.222 tấn gạo nguyên liệu hạt dài của Việt Nam với đơn giá 572 USD/tấn và 578,5 USD/tấn (CIF). Lượng gạo còn lại chưa có thông báo.
Thời gian giao hàng gói thầu 11.111 tấn giá 572 USD/tấn giao ngày 30/9/2021. Gói thầu giá 578,5 USD/tấn giao ngày 31/10/2021 .
 
Hàn Quốc chỉ đấu thầu qua công ty của nước sở tại
 
Một chuyên gia ngành gạo cho biết, nhìn chung thầu của Hàn Quốc cũng giống như thầu của Nhật Bản hay thầu của Đài loan, và nguyên tắc của họ chỉ có công ty của nước họ mới được tham giá đấu thầu.
“Hàn Quốc tổ chức cho các doanh nghiệp trong nước họ đấu thầu gạo và đưa ra yêu cầu là nguồn gạo của nước nào, khi đó doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tìm đối tác của nước đó để kết hợp cung ứng gạo cho gói thầu họ tham gia.
Gói thầu vừa rồi Trung An vừa công bố thắng thầu nằm trong quota 55 ngàn tấn gạo của Việt Nam. Vì vậy, các công ty Hàn Quốc tham gia đấu thầu gạo sẽ kết hợp cùng với 1 công ty nào đó của Việt Nam (làm nhiệm vụ cung ứng hàng) nên khi trúng thầu phía Hàn Quốc chỉ tuyên bố công ty nước họ trúng thầu chứ không tuyên bố công ty Việt Nam và đó là nguyên tắc đấu thầu của các nước.
Do vậy, trên thực tế gói thầu Hàn Quốc công ty Trung An chỉ làm nhiệm vụ cung ứng cho công ty Youngwoo, và vì công ty Youngwoo tham thầu thì người Hàn Quốc họ chỉ biết Youngwoo thôi”, chuyên gia này giải thích.
Các công ty Hàn Quốc tham gia đấu thầu sẽ tìm kiếm và mời kết hợp với các đối tác Việt Nam có uy tín, vì vậy, tại gói thầu này có nhiều công ty Việt Nam tham gia như: Vinafood1, Vinafood2, Kigimex, Quốc Tế Gia, Tân Long, Thuận Minh,  … Đó là lý do tại sao thầu Hàn Quốc đều kết hợp với đối tác là doanh nghiệp gạo Việt Nam. 
 
Cân nhắc giá tốt hơn để bỏ thầu trong gói quota
 
Mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc sẽ nhập khẩu ít nhất là 400 ngàn tấn gạo, và trước đây các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại doanh nghiệp các nước như Úc, Thái Lan, Mỹ hay Trung Quốc nhảy vào đấu thầu lấy hết phần nên cố gắng thắng thầu ở mức giá cạnh tranh nhất có thể. Còn bây giờ trong gói 400 ngàn tấn gạo này, Chính phủ Hàn Quốc dành quota cho Việt Nam là 55 ngàn tấn gạo/năm. 
Cả hai gói thầu công ty Trung An thắng đều nằm trong quota Chính phủ Hàn Quốc dành cho Việt Nam, cho nên dù doanh nghiệp nào thắng thầu cũng mừng và vẫn là gạo Việt Nam.
"Nếu trúng thầu với mức giá hợp lý sẽ tốt hơn. Nếu bỏ thầu giá thấp  rất là uổng phí, vì khi hết quota Việt Nam sẽ không còn cơ hội bán gạo giá cao vào Hàn Quốc", vị chuyên gia chia sẻ. 
"Là nhà kinh doanh sẽ tính toán làm sao thương vụ họ tham gia phải có lãi. Ngoài mục đích kinh doanh có lãi ra thì còn có mục đích khác như "PR" cổ phiếu chẳng hạn. Do vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính toán riêng của họ, còn nếu tính toán làm lãi âm thì không ai muốn. 
Đối với doanh nghiệp thắng thầu rồi khi giao hàng cũng nhiều vấn đề cần lưu ý. Hàng FOB ở Việt Nam thì đơn giản nhưng khi rời Việt Nam lênh đênh trên biển và qua đến Hàn Quốc như thế nào thì còn nhiều vấn đề, mặt trận nào chưa bước qua sẽ không biết đá, biết vàng như thế nào. Vì vậy, phải chọn đối tác tốt để cho thương vụ được an toàn. Hầu hết các công ty Việt Nam đều hiểu thị trường Hàn Quốc.", vị chuyên gia trên nói thêm.