• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,86 -3,69/-0,30%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,86   -3,69/-0,30%  |   HNX-INDEX   221,39   -0,30/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,49   -0,31/-0,34%  |   VN30   1.313,85   -3,10/-0,24%  |   HNX30   461,28   +1,03/+0,22%
21 Tháng Giêng 2025 2:29:37 CH - Mở cửa
Lạm phát ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/06/2021 1:32:57 CH
Các cổ phiếu phản ứng tiêu cực với lạm phát thậm chí còn mạnh hơn khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.
Mức độ phản ứng lớn hơn nhiều so với thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.
 
Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường chứng khoán? Phố Wall hồi giữa tháng 5 giảm điểm, một phần là do lạm phát đã có dấu hiệu tăng cao nhưng việc lạm phát hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn lên thị trường chứng khoán hay không vẫn là một dấu hỏi. 
 
Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì khiến cho chi phí vay, chí phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu. 
 
Lạm phát trái kỳ vọng là vấn đề
 
Tất nhiên, thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ đưa ra dự báo về mức lạm phát mỗi năm, và thông qua đó điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng để thoát khỏi sức ảnh hưởng của lạm phát. 
 
Ví dụ, nếu nhà đầu tư đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng 6%/năm sau lạm phát (bao gồm cổ tức), và mức lạm phát đang ở 2%/năm, họ chắc chắn sẽ mong muốn tỷ suất lợi nhuận trong năm đó ít nhất 8%. 
 
Nhưng nếu lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% trong một khoảng thời gian ngắn, những dữ liệu thu thập trong quá khứ cho thấy thị trường sẽ phản ứng tiêu cực. 
 
Đó là vì nhà đầu tư giờ đây đòi hỏi tỷ suất lợi nhuân cao hơn để bù đắp lại những rủi ro họ phải đối mặt. Thay vì lợi nhuận 8%, nhà đầu tư sẽ nâng kỳ vọng lên ít nhất 10% và giá cổ phiếu sẽ nhiều khả năng giảm xuống. 
 
Sự thay đổi trong kỳ vọng là minh chứng rõ ràng nhất từng được ghi nhận trong quá khứ. Một nghiên cứu vào năm 2000 được thực hiện bởi A. Shape tới từ Fed kết luận rằng “kỳ vọng thị trường về tỷ suất lợi nhuận thực tế, đặc biệt là trong dài hạn, thường tỷ lệ thuận với lạm phạm kỳ vọng… lạm phát khiến cho kỳ vọng về tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu dài hạn tăng”. 
 
Lạm phát thời bùng nổ và khủng hoảng
 
Để hiểu được mối lên hệ trên thực sự không phải là điều dễ dàng. Các cổ phiếu phản ứng tiêu cực với lạm phát thậm chí còn mạnh hơn khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Mức độ phản ứng lớn hơn nhiều so với thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ. 
 
Điều này hoàn toàn hợp lý. Khi nền kinh tế đang giảm tốc, lợi nhuận cũng như doanh thu thường giảm xuống, với không ai quan tâm tới vấn đề lạm phát. Khi nền kinh tế bùng nổ, lợi nhuận chắc chắn sẽ tăng cao (giống như thời điểm hiện tại) và nền kinh tế rất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao hơn. 
 
Tùy ngành nghề và lĩnh vực
 
Tác động của lạm phát là không giống nhau giữa các lĩnh vực. Ví dụ, cổ phiếu tăng trưởng có khả năng sẽ giảm giá khi lạm phát tăng cao. Đó là vì các cổ phiếu tăng trường có kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trong tương lai, và khi lạm phát tăng cao, những kỳ vọng tương lai đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. 
 
Hãy mường tượng, bạn có một công ty giá trị có thể làm ra được 1 USD mỗi năm trong vòng 10 năm. Bạn cũng có một công ty tăng trưởng nhưng chỉ có thể làm ra 0,1 USD trong năm tới, nhưng 0,2 USD trong năm tiếp theo, 0,4 USD trong năm tiếp theo nữa, và cứ thế sau 10 năm, công ty này được kỳ vọng sẽ thu về 10 USD. 
 
Đối với cổ phiếu giá trị, mỗi năm, công ty sẽ mang lại một mức lợi nhuận không đổi. Đối với cổ phiếu tăng tưởng, lợi nhuận sẽ tăng cao trong tương lại.
 
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng thường tính toán giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận trong tương lai. Khi lạm phát hoặc lãi suất bắt đầu tăng cao hơn kỳ vọng sẽ khiến cho giá trị đó giảm xuống. 
 
Một phần lý do là lãi suất đối với trái phiếu phi rủi ro của chính phủ cũng sẽ tăng lên, khiến cho trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu. 
 
Một lý do khác là lạm phát và lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng tới triển vọng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. 
 
“Cổ phiếu tăng trưởng có thời gian đáo hạn bình quân lâu hơn so với cổ phiếu giá trị vì chúng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lại”, theo Larry Swedroe. Giám đốc trung tâm nghiên cứu của Viện quản lý Tài sản chiến lược Buckingham. “Nếu như lạm phát tăng cao, mức lợi nhuận bạn nhận được trong tương lai cũng giảm xuống”. 
 
Các cổ phiếu công ty có vốn hóa nhỏ, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng, thường bị ảnh hưởng vì nhạy cảm hơn đối với lãi suất. 
 
Các cổ phiếu cổ tức cao, giống như cổ phiếu lĩnh vực tiện ích và bất động sản, cũng sẽ bị ảnh hưởng vì nhà đầu tư giờ đây có trái phiếu lãi suất cao của chính phủ như là một phương án thay thế, vì cổ tức thường không bắt kịp đà tăng của lạm phát. 
 
Lạm phát mang lại điều tích cực gì cho thị trường chứng khoán? 
 
Lạm phát không hẳn “tồi tệ” như mọi người vẫn nghĩ. Lạm phát thậm chí còn giúp mang lại một số lợi ích nhất định. Ví dụ, trong một vài trường hợp, lạm phát vừa phải có thể giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. 
 
“Lạm phát vừa phải nên được nhìn nhận là hiện tượng tốt, vì là dấu hiệu cho một nền kinh tế đang tăng trưởng, và các doanh nghiệp có thể nâng giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình”, Swedroe chia sẻ. 
 
Thậm chí, tại nhiều thời điểm, lạm phát đạt đến “điểm tối ưu”. “Khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên sàn S&P 500, có điều chỉnh với lạm phát, kết quả cho thấy mức tỷ suất lợi nhuận thực tế cao nhất đạt được khi lạm phát từ 2% tới 3%”, theo bài viết của chuyên gia phâm tích đầu tư Kristina Zucchi trên Investopedia. 
 
Đó là điều mà đang có ở thời điểm hiện tại. 
 
Các cổ phiếu cũng có thể có vài biện pháp bảo vệ để chống lại lạm phát, theo Zucchi. “Theo lý thuyết, cổ phiếu nên có một vài biện pháp phòng hộ đối với lạm phát, vì doanh thu và lợi nhuận của một công ty nên tăng trưởng tương đồng với tỷ lệ lạm phát, sau một giai đoạn điều chỉnh” bà cho biết. 
 
Tại sao thị trưởng nổi sóng khi CPI chỉ tăng vừa phải? 
 
Lạm phát chỉ mang lại những lo lắng. “Khi lạm phát tăng quá cao, Fed bắt buộc phải hành động”, ông chia sẻ.
 
“Nếu như thị trường cho rằng Fed sẽ có những biện pháp thắt chặt trong trường hợp lạm phát chạm 4%, thị trường sẽ bắt đầu có những phản ứng trước khi Fed đưa ra hành động. Fed không thể hiện rõ mức độ của hành động mà họ sẽ thực hiện”. Do đó, thị trường đang tham gia một trò chơi mang nhiều tính chất dự đoán. 
 
Thị trường đang nỗ lực tính đến trường hợp Fed sẽ hành động sớm hơn so với nhiều người phỏng đoán. 
 
Vì tính thanh khoản mà Fed cung cấp là một chỉ số quan trọng giúp hình thành nên giá cổ phiếu, việc loại bỏ đi nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực, vì điều đó có nghĩa là sẽ có ít tiền hơn được bơm vào thị trường.