• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:03:57 CH - Mở cửa
VN-Index giảm hơn 15 điểm, thanh khoản vẫn cao
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/06/2021 9:55:47 SA
15h00
 
Kết thúc phiên giao dịch VN-Index giảm 15,27 điểm (-1,11%) xuống 1.358,78 điểm. Toàn sàn có 157 mã tăng 265 mã giảm và 37 mã đứng giá. HNX-Index giảm 11,13 điểm (-3,38%) xuống 318,63 điểm. Toàn sàn có 102 mã giảm và 119 mã giảm và 70 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,53 điểm (-1,69%) xuống 89,06 điểm.
 
Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 36.800 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm gần 35.000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 660 tỷ đồng trên sàn HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
13h30
 
Ngay sau giờ nghỉ trưa, đà giảm của các chỉ số phần nào được thu hẹp lại do lực cầu bắt đáy gia tăng ở nhiều cổ phiếu trụ cột. Trong đó, LPB và VIB không còn giảm sàn. SHB giảm còn 4,9%, MBB giảm 4%...
 
Hiện tại, VN-Index giảm 16,69 điểm (-1,21%) xuống 1.357,36 điểm. HNX-Index giảm 9,04 điểm (-2,74%) xuống 320,72 điểm. UPCoM-Index giảm 2,24 điểm (-2,47%) xuống 88,35 điểm.
 
11h30
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 25,71 điểm (-1,87%) xuống 1.348,34 điểm. Toàn sàn có 125 mã tăng, 286 mã giảm và 37 mã đứng giá. HNX-Index giảm 12,27 điểm (-3,72%) xuống 317,49 điểm. Toàn sàn có 74 mã tăng, 130 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,5 điểm (-2,76%) xuống 88,09 điểm.
 
Tổng khối lượng giao dịch đạt 837,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 24.300 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 120 tỷ đồng trên sàn HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
11h05
 
Bên cạnh nhóm ngân hàng, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán cũng lao dốc, trong đó, SBS, ORS, BVS, HBS, APS hay CTS đều bị kéo xuống mốc giá sàn. DSC giảm 11,7%, MBS giảm 9,7%, BSI giảm 9,4%, SHS giảm 8,7%.
 
VN-Index hiện giảm 23,78 điểm (-1,73%) xuống 1.350,27 điểm. HNX-Index giảm 10,55 điểm (-3,2%) xuống 319,21 điểm. UPCoM-Index giảm 2,12 điểm (-2,34%) xuống 88,47 điểm.
 
10h56
 
Đà giảm của các chỉ số tiếp tục được nới rộng thêm do các cổ phiếu chủ chốt lao dốc. SHB giảm đến 5,8%, MSB giảm 6,2%, ACB giảm 6%, MBB giảm 5,2%...
 
VN-Index hiện giảm 19,12 điểm (-1,39%) xuống 1.354,93 điểm. HNX-Index giảm 10,39 điểm (-3,15%) xuống 319,37 điểm UPCoM-Index giảm 2,11 điểm (-2,33%) xuống 88,48 điểm.
 
10h40
 
Áp lực bán ở nhóm ngân hàng ngày càng tăng khiến nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngành này lao dốc, trong đó, VIB và LPB bị kéo xuống mức giá sàn. TPB giảm đến 5,1%, ACB giảm 5,1%, MSB gảm 4,9%, MBB giảm 4,9%, STB giảm 3,7%, CTG giảm 4,6%.
 
Hiện, VN-Index giảm 11,63 điểm (-0,85%) xuống 1.362,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 147 triệu cổ phiếu, trị giá 4.400 tỷ đồng. HNX-Index giảm 7,04 điểm (-2,13%) xuống 322,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 101 triệu cổ phiếu, trị giá 2.400 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 1,94 điểm (-2,14%) xuống 88,65 điểm.
 
9h30
 
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới (7/6), nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng ấn tượng trong khoảng 2 tuần qua. Trong đó, SSB giảm 4,4%, LPB giảm 3%, SHB giảm 1,8%, VPB giảm 1,7%, ACB giảm 1,7%, TPB giảm 1,3%...
 
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đang có sự điều chỉnh nhất định. DSC giảm 12,3%, ORS giảm 10,7%, SBS giảm 9%, MBS giảm 5,5%, CTS giảm 4,2%...
 
Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn biến động tích cực. Trong đó, PVD tăng 6,2% lên 25.750 đồng/cp, PVS tăng 4% lên 30.900 đồng/cp, PVC được kéo lên mức giá trần 13.700 đồng/cp, BSRR cũng tăng 9,4% lên 21.000 đồng/cp.
 
Ngoài ra, với sự nâng đỡ của các cổ phiếu trụ cột như VRE, GVR, VIC, VHM, PLX, BVH... nên VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh bất chấp áp lực lớn từ nhiều cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. VRE hiện tăng đến 3,4% lên 33.300 đồng/cp, GVR tăng 3,3% lên 30.900 đồng/cp, VIC ăng 1,4% lên 122.700 đồng/cp, VHM tăng 1,4% lên 106.000 đồng/cp.
 
Hiện tại, VN-Index tăng 0,75 điểm (0,05%) lên 1.374,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53 triệu cổ phiếu, trị giá 1.500 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,3 điểm (-0,4%) xuống 328,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,8 triệu cổ phiếu, trị giá 684 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,91 điểm (-1,01%) xuống 89,68 điểm.

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp với sự bứt phá của nhóm ngân hàng và chứng khoán. Giao dịch diễn ra sôi động và thanh khoản thị trường luôn duy trì ở mức cao. Giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường đạt kỷ lục hơn 158.799 tỷ đồng trong tuần từ 31/5-4/6 (tăng gần 25% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng khớp lệnh đạt trên 5,3 tỷ cổ phiếu.
 
Khối ngoại có tuần bán ròng kỷ lục 6.168 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này "xả" mạnh các mã như HPG, MBB, VIC... Trái ngược với khối ngoại, dòng vốn tự doanh đẩy mạnh mua ròng 806 tỷ đồng, tăng 51% so với tuần trước đó. 
 
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng trong tuần giao dịch tiếp theo 7/6-11/6, thị trường có thể sẽ xuất hiện những phiên rung lắc khi bên cầm cổ phiếu quyết định chốt lời tại vùng giá hiện tại.
 
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với sự hiện diện của dòng tiền hiện tại cho thấy rằng TTCK vẫn tiếp tục tăng điểm lên tầm cao mới. 
 
Cuối tuần trước, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định mặt bằng giá chứng khoán đã lên cao cũng tạo ra những rủi ro khi thị trường điều chỉnh.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 4/6, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 179,35 điểm, tương đương 0,52%, lên 34.756,39 điểm. S&P 500 tăng 37,04 điểm, tương đương 0,88%, lên 4.229,89 điểm. Nasdaq tăng 199,98 điểm, tương đương 1,47%, lên 13.814,49 điểm. Chốt tuần, Dow Jones tăng 0,7%, S&P tăng 0,6% còn Nasdaq tăng 0,5%. Đây là tuần tăng thứ ba liên tiếp của Nasdaq.
 
Kết thúc phiên 4/6, giá dầu Brent tương lai tăng 58 cent, tương đương 0,8%, lên 71,79 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 72,17 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 5/2019. Giá dầu WTI tương lai tăng 81 cent, tương đương 1,2%, lên 69,62 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 69,76 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI lần lượt tăng 3,4% và gần 5%.
 
Trong tháng 5, chỉ số giá thực phẩm tháng của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.