• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,21 +0,75/+0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,21   +0,75/+0,06%  |   HNX-INDEX   225,32   +0,68/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   -0,30/-0,32%  |   VN30   1.308,83   -2,43/-0,19%  |   HNX30   481,92   +2,13/+0,44%
03 Tháng Mười Hai 2024 2:59:16 SA - Mở cửa
VN-Index giảm gần 28 điểm, thanh khoản tăng mạnh
Nguồn tin: Người đồng hành | 09/07/2021 3:30:00 CH
15h00
 
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 27,54 điểm (-2%) xuống 1.347,14 điểm. Toàn sàn có 77 mã tăng, 306 mã giảm và 33 mã đứng giá. HNX-Index giảm 9,25 điểm (-2,93%) xuống 306,73 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 150 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,41 điểm (-1,59%) xuống 87,08 điểm.
 
Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 30.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh tăng 26% lên 27.600 tỷ đồng, riêng sàn HoSE tăng 23% lên 23.400 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 800 tỷ đồng trên HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
14h45
 
Ngay từ đầu phiên chiều, áp lực bán tiếp tục dâng cao và khiến đà giảm của các chỉ số bị nới rộng hớn. trong đó, VN-Index giảm 13 điểm (-0,95%) xuống 1.361,68 điểm. HNX-Index giảm 2,31 điểm (-0,73%) xuống 313,67 điểm. UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-0,65%) xuống 87,91 điểm.
 
NVL hiện đã giảm 6% xuống 104.200 đồng/cp, GVR giảm 5,2% xuống 32.200 đồng/cp, VCB giảm 3% xuống 107.700 đồng/cp.
 
14h02
 
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đang phải chịu áp lực bán rất mạnh và lao dốc. Trong đó, những mã trụ cột gồm VCB, PLX, HPG, VIC, MSN, BID, VHM... đều giảm sâu và tác động rất xấu đến các chỉ số.
 
Hiện tại, VN-Index giảm 32,82 điểm (-2,39%) xuống 1.341,86 điểm. HNX-Index giảm 6,6% xuống (-2,09%) xuống 309,38 điểm. UPCoM-Index giảm 1,4 điểm (-1,58%) xuống 87,09 điểm.
 
11h30
 
Về cuối phiên sáng, đà giảm của VN-Index bị nới rộng trở lại khi hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu, trong đó, NLV giảm 4,3%, GVR giảm 3,4%, VCB giảm 2,3%, VRE giảm 2,2%...
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 7,8 điểm (-0,57%) xuống 1.366,88 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng, 239 mã giảm và 46 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,4 điểm (0,13%) lên 316,38 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 105 mã giảm và 66 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,63%) xuống 87,93 điểm.
 
Thanh khoản thị trường cải hiện hơn so với phiên sáng qua. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh ở mức 12.100 tỷ đồng (tăng 2,2%), riêng sàn HoSE là 10.500 tỷ đồng (tăng 2,2%). Khối ngoại mua ròng gần 200 tỷ đồng trên HoSE, trong đó tập trung gom các mã như HPG, VHM, MBB...

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
10h45
 
Đà giảm của VN-Index được thu hẹp lại trước sự hồi phục của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó, MWG tăng 3,3% lên 178.200 đồng/cp, TCB tăng 3,4% lên 58.500 đồng/cp, PNJ tăng 2,3% lên 108.000 đồng/cp.
 
Hiện tại, VN-Index giảm nhẹ 3,04 điểm (-0,22%) xuống 1.371,64 điểm. HNX-Index tăng 0,23 điểm (0,07%) lên 316,21 điểm. UPCoM-Index giảm 0,25 điểm (-0,28%) xuống 88,24 điểm.
 
9h32
 
Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 9/7 sắc đỏ đã áp đảo và điều này tiếp tục khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, NVL tiếp tục bị bán mạnh và giảm 1,6% xuống 109.000 đòng/cp, VRE giảm 1,5% xuống 29.450 đồng/cp, VIC giảm 1,5% xuống 109.300 đồng/cp, VCB giảm 1,3% xuống 109.600 đồng/cp.
 
Chiều ngược lại, không có quá nhiều cổ phiếu lớn tăng giá ở thời điểm hiện tại, trong đó, các cái tên như VIB, CTD, MWG, SHB, PNJ... giữ được sắc xanh và phần nào kìm hãm đà giảm của các chỉ số.
 
Hiện tại, VN-Index giảm 7,47 điểm (-0,54%) xuống 1.367,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,2 triệu cổ phiếu, trị giá 1.700 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,03%) xuống 315,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,5 triệu cổ phiếu, trị giá 297 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,18%) xuống 88,33 điểm.
 
Thị trường giảm trở lại trong phiên 8/7 trước áp lực bán mạnh ở nhiều mã trụ cột như VIC, VHM, VRE, NVL...Thanh khoản giảm mạnh so với phiên trước đó với chỉ 22.000 tỷ đồng, giảm 25%, riêng sàn HoSE là 19.000 tỷ đồng, giảm 23%.
 
Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 250 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, dòng vốn này tập trung bán mạnh NVL với  625 tỷ đồng.
 
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), dòng tiền khối nội và ngoại đều suy yếu, VN-Index có thể duy trì nhịp vận động trong vùng 1.350-1.400 điểm. 
 
VDSC nhận định thị trường đang có xu hướng đi ngang sau nhịp giảm đột ngột.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 8/7, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 259,86 điểm, tương đương 0,75%, xuống 34.421,93 điểm. S&P 500 giảm 37,31 điểm, tương đương 0,86%, xuống 4.320,82 điểm. Nasdaq giảm 105,28 điểm, tương đương 0,72%, xuống 14.559,79 điểm.
 
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 8/7. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,6% Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,88% còn Topix giảm 0,9%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,79% còn Shenzhen Component giảm 0,382%. Hang Seng của Hong Kong giảm sâu nhất khu vực, mất 2,89%, xóa sạch phần tăng thêm kể từ đầu năm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,99%. ASX 200 của Australia tăng 0,2%.
 
Chốt phiên 8/7, giá dầu Brent tăng, WTI giảm. Giá dầu Brent tương lai tăng 69 cent, tương đương 0,9%, lên 74,12 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 74 cent, tương đương 1,%, xuống 72,94 USD/thùng. 
 
Từ tháng 8/2020, giá thép HRC Mỹ đã tăng gần 4 lần so với mức khởi điểm chỉ 440 USD/tấn. Giá thép đang tiếp tục tăng nhanh, lập kỷ lục mới nhờ nhu cầu ở các thị trường chủ lực hồi phục mạnh trong khi nguồn cung khan hiếm, chi phí nguyên liệu thô tăng và lượng tồn kho trên chuỗi cung ứng đang ở mức thấp.
 
Giá than luyện cốc và than cốc của Trung Quốc ngày 8/7 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. Giá quặng sắt giảm 3,6% vì một số nhà máy hạn chế sản lượng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép.