• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:56:10 CH - Mở cửa
Phục hồi du lịch Việt: Thí điểm mở cửa nhưng không thể nóng vội!
Nguồn tin: VietNamPlus | 15/09/2021 2:45:27 CH
Sau gần 2 năm “đóng băng” thị trường quốc tế, Chính phủ vừa chính thức cho phép thí điểm đón khách từ các quốc gia có độ an toàn cao đến Phú Quốc. Song, phía sau "phát súng" này là nhiều nỗi niềm...
 
 
Sau gần hai năm “đóng băng” thị trường quốc tế, Chính phủ vừa chính thức cho phép thí điểm đón khách từ các quốc gia có độ an toàn cao và mức chi tiêu cao đến Phú Quốc từ ngày 1/10.
 
Đây được coi là tín hiệu vui cho nền kinh tế xanh sớm phục hồi. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn những nỗi niềm “không biết tỏ cùng ai” của người làm nghề cũng như địa phương được chọn thí điểm.
 
Mở ngay: Doanh nghiệp khó trở tay
 
Thời điểm này, Việt Nam đã bước qua giai đoạn “chống dịch như chống giặc” để bắt đầu chuẩn bị cho thời kỳ “chung sống an toàn” với COVID-19. Các chuyên gia cũng đồng tình và cho rằng chỉ có thực sự thích nghi cùng dịch bệnh thì mọi hoạt động sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường mới.
 
Chủ trương thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang) bằng “hộ chiếu vaccine” (chứng nhận đã tiêm chủng vaccine COVID-19) của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Chính phủ được coi là một trong những nỗ lực “vượt khó” đó.
 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã công bố kế hoạch thí điểm, trong đó có quy trình chặt chẽ cho cả khách quốc tế và các lực lượng tham gia vào hoạt động đón khách phía Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành bày tỏ quan ngại về tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ.

 
Giới trẻ thích thú khi trải nghiệm Phú Quốc. (Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+)
 
Họ cho rằng kế hoạch triển khai vào thời điểm quá gấp rút, khiến doanh nghiệp khó “trở tay” vì không có đủ thời gian làm việc với đối tác, truyền thông quảng bá… Bởi khách quốc tế thường có kế hoạch du lịch từ sớm, thường trước tới vài tháng đến nửa năm.
 
“Khách của chúng tôi nói thẳng là sẽ không đến nếu thủ tục quá phức tạp và phải cách ly như vậy, trong khi châu Âu đã đi lại khá dễ dàng,” Chủ tịch Hội đồng quản trị Lux Group (Tập đoàn chuyên cung ứng các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp), ông Phạm Hà chia sẻ.
 
Rõ ràng, sau thời gian dài chịu cảnh “bó chân,” điều mà khách du lịch quốc tế muốn là được tự do trải nghiệm, khám phá thật nhiều nơi. Trong khi đó, Phú Quốc chủ yếu phù hợp với khách nghỉ dưỡng Nga và khách chơi golf, khó thu hút khách Mỹ, khách châu Âu.
 
Bên cạnh đó, trong tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp được tham gia chương trình thí điểm đón khách quốc tế tới Phú Quốc lần này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định doanh nghiệp du lịch phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đã hoạt động 3 năm, đón 30.000 khách/năm.
 
Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng quy định này chưa hợp lý, vì thường đơn vị lữ hành nào chuyên đón khách Trung Quốc mới đạt được số lượng đó. Nếu vậy vô hình chung quy định sẽ hạn chế rất lớn số đơn vị lữ hành có thể tham gia vào hoạt động phục hồi kinh tế xanh.

 
Phú Quốc là điểm đến có hệ sinh thái đa dạng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
 
Đáng nói, điều kiện cần và đủ để đón khách trở lại là hơn 90% dân số được tiêm vaccine nhằm đạt miễn dịch cộng đồng, thì đến thời điểm này mới có hơn 35% dân số Phú Quốc được tiêm vaccine mũi đầu tiên và 6% người tiêm mũi hai. Vì thế, nếu hai tuần tới “đảo ngọc” không có đủ lượng vaccine tiêm cho người dân và lao động trong lĩnh vực du lịch thì vẫn còn đó bộn bề công việc.
 
Có thể thấy, dẫu kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế của ngành du lịch Việt được đánh giá là khá chi tiết, nhưng vẫn còn đó những “lỗ hổng” chưa đáp ứng được thấu đáo nhu cầu và nguyện vọng từ các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ, địa phương cũng như du khách quốc tế.
 
Thiết nghĩ các cấp quản lý cũng cần lắng nghe thêm ý kiến doanh nghiệp, địa phương và đối tác để kịp thời bổ sung, tháo gỡ vướng mắc, vì mục tiêu chung cho “bức tranh toàn cảnh” sớm tươi sáng trở lại.
 
“Cánh tay đắc lực” công nghệ số
 
“Bộ hết sức cẩn trọng trong việc mở lại thị trường khách quốc tế, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 nhưng không làm đứt gãy hoạt động du lịch; mở cửa trở lại phải đảm bảo an toàn cho cả người dân địa phương và du khách.”
 
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trong buổi làm việc trực tuyến mới đây với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Và chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản lý mọi hoạt động của ngành đang là chủ trương của lãnh đạo bộ, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn “mở cửa bầu trời.”

 
Trải nghiệm bình yên trên đảo ngọc. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
 
Theo đó, ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn đã được Tổng cục Du lịch liên tục cập nhật các tính năng như bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh, tích hợp hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn châu Âu (được thiết kế phục vụ cả khách quốc tế đến, khách Việt ra nước ngoài và khách nội địa).
 
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết ứng dụng còn tích hợp thẻ du lịch số để hỗ trợ khách thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, thanh toán, tra cứu hồ sơ sức khỏe; tích hợp các tiện ích bản đồ số du lịch an toàn, tìm kiếm điểm đến an toàn, cập nhật thông tin dịch bệnh các địa phương, quản lý tour du lịch, mua sắm, bảo hiểm du lịch...
 
Lãnh đạo ngành coi đây là công cụ quan trọng để phục vụ thí điểm đón khách quốc tế vào Việt Nam trong thời gian tới, hỗ trợ đắc lực cho cả du khách và cơ quan quản lý.
 
Về kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc, Tổng Cục trưởng đề xuất trong thời gian tới cần tập trung triển khai 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Đẩy nhanh việc tiêm chủng cho người dân trên đảo Phú Quốc và những người tham gia trực tiếp vào quy trình đón và phục vụ khách; xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể thí điểm đón khách quốc tế bao gồm quy định y tế, thủ tục xuất nhập cảnh, quy trình đón và phục vụ khách ở cơ sở lưu trú, điểm du lịch, phương án xử lý sự cố y tế phát sinh; tổ chức khảo sát thực tế, kiểm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế, đảm bảo các tiêu chí an toàn; truyền thông, quảng bá xúc tiến thu hút khách quốc tế trên các kênh truyền thông đa dạng.

 
Cùng hy vọng vào ngày vui sớm trở lại với du lịch Việt. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
 
Đặc biệt, theo ông Trần Trọng Kiên, để chặng đường “mở cửa bầu trời” có thể sớm nhân rộng mô hình ra một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước như lộ trình đã đề ra, Hội đồng Tư vấn Du lịch đề nghị thành lập một Tổ công tác về việc mở lại thị trường quốc tế nhằm tư vấn về chính sách, thể chế, đảm bảo hoạt động an toàn; tổ chức thực hiện thị trường, tiếp thị, hỗ trợ kết nối, tiếp cận các mô hình trên thế giới./.