Với kịch bản thứ nhất, BSC cho rằng VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm nhờ dịch bệnh có thể kiểm soát vào giữa tháng 9, khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan cùng với kỳ vọng phục hồi sau dịch hỗ trợ thị trường tăng điểm.
Với kịch bản thứ 2, VN-Index kiểm tra lại 1.300 điểm sau nhịp hồi phục.
P/E VN-Index thấp hơn so với mức P/E bình quân 5 năm (16,52 lần) và giữ ở mức thấp so với khu vực châu Á.
Trong báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán tháng 8, Chứng khoán BIDV (BSC) đưa ra 2 kịch bản cho tháng 9. Kịch bản thứ nhất, VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Dịch bệnh có thể kiểm soát vào giữa tháng 9, khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan cùng với kỳ vọng phục hồi sau dịch hỗ trợ thị trường tăng điểm. Dù vậy lưu ý triển vọng kết quả kinh doanh quý III kém tích cực cũng sẽ sớm kéo theo sự phân hóa và biến động mạnh ở vùng giá cao.
Với kịch bản thứ 2, VN-Index kiểm tra lại 1.300 điểm sau nhịp hồi phục. Diễn biến dịch bệnh phức tạp so với kỳ vọng, khối ngoại duy trì trạng thái rút vốn dòng, cùng triển vọng KQKD quý III kém tích sẽ là yếu tố kìm hãm đà hồi phục. VN-Index vận động tích lũy trong vùng 1.280 – 1.350.
BSC cho biết, P/E của VN-Index giảm nhẹ từ 16,5 xuống 16 lần (giảm 3%) nhờ KQKD quý II công bố tiếp tục cải thiện. P/E thấp hơn so với mức P/E bình quân 5 năm (16,52 lần) và giữ ở mức thấp so với khu vực châu Á. P/E VN-Index dự báo tăng lên mức 17 trong tháng 9 cùng với đà hồi phục của thị trường.
Trong khi đó, với tình trạng giãn cách kéo dài, KQKD quý III sẽ bị ảnh hưởng mạnh. BSC điều chỉnh tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2021 từ mức 38% xuống 30% trường hợp hoạt động sản xuất kinh hồi phục vào tháng 9.
Về yếu tố vĩ mô, các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tiếp tục tác động tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình lao động. Tuy vậy, lsố lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong dài hạn và giải thể giảm, cho thấy thích nghi dần dịch bệnh kéo dài. BSC điều chỉnh giảm triển vọng GDP xuống 5.29%. Nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, kịch bản tiêu cực, GDP ước tăng 4,06%.
Việc triển khai vaccine tích cực mang theo kỳ vọng hồi phục. Cùng hoạt động tiêm vaccine tiếp tục được đẩy mạnh (trung bình 4.635 liều/ triệu người/ngày) là cơ sở để kỳ vọng vận động hồi phục trong những tháng còn lại của 2021. Với việc dịch bệnh phần nào được kiểm soát, việc bỏ dần các biện pháp giãn cách mang tới triển vọng phục hồi trong giai đoạn tới.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm. Lũy kế tới cuối tháng 8, xuất khẩu tăng 25,5% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu tăng 36,4%. Tháng 8 nhập siêu 1,3 tỷ USD khiến cán cân thương mại lũy kế năm 2021 là 3,71 tỷ USD. Theo BSC, tình trạng nhập siêu tiếp diễn do nhóm máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tiếp tục đà tăng. Cùng với đó là tình trạng giãn cách khiến quá trình xuất khẩu các mặt hàng hóa tăng trưởng chậm lại rõ rệt.
BSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống mức 19,4% so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu duy trì ở mức 30,2% vào năm 2021.
CPI tháng 8 tăng 2,64% so với cùng kỳ với mức CPI trung bình lũy kế tương ứng là 1,79%. Đà tăng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. BSC tăng dự báo ước tính CPI cuối quý 3 đạt mức 2,9%-3,1% chủ yếu do giá lương, thực phẩm vầ giá dầu đều duy trì đà tăng mạnh.