Giá phân bón
Giá phân bón thế giới tăng mạnh trong năm 2021. Nhiều loại phân lập kỷ lục giá cao nhất mọi thời đại. Cụ thể giá Ure những ngày cuối năm có lúc cao gấp 3.5 lần giá đầu năm 2021; trong khi giá DAP cũng xấp xỉ gấp 3 lần.
Nguyên nhân do (i) giá các nguyên nhiên liệu đầu vào (như giá khí, than và các loại hóa chất) leo thang; (ii) nhu cầu phân bón toàn cầu vẫn tăng ~1.5% YoY trong khi nguồn cung hạn chế; (iii) đặc biệt trong nửa cuối năm và giá phân còn chịu tác động lớn bởi 1 số yếu tố địa chính trị.
Giá phân trong nước diễn biến cùng chiều với giá thế giới, gây khó khăn cho ngành nông nghiệp. Mặc dù Chính phủ, Bộ Công thương, và Bộ NNPT&NT tìm nhiều giải pháp để can thiệp nhằm hãm bớt đà tăng giá phân trong nước, và giảm bớt khó khăn cho nông dân (như can thiệp hành chính để chống đầu tư tích trữ, khuyến khích doanh nghiệp tạm ngừng xuất khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước…). Tuy nhiên, thực tế các biện pháp này hầu như không hiệu quả trong bối cảnh giá phân thế giới vẫn leo thang liên tục.
Tình hình tài chính các doanh nghiệp phân bón
KQKD 2021 của các DN phân bón tăng trưởng mạnh, khi cả sản lượng bán hàng và giá bán tăng mạnh. Sản lượng sản xuất: NPK (+7.5%), DAP (+28.4%), riêng Ure (chỉ +1%) do nhiều nhà máy lớn nghĩ bảo dưỡng trong năm. Giá xuất khẩu bình quân các loại phân tăng >120% so với cuối 2020. Trong khi giá bán trong nước cũng tăng >50%-80% tùy loại.
Riêng trong Q4, mặc dù sản xuất các loại phân hầu như đều giảm so quý trước, ngoại trừ phân NPK, do nhà máy Đạm Cà Mau ngừng hoạt động để bảo dưỡng trong T11, và các nhà máy DAP thiếu nguyên liệu Apatit. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu vẫn tăng mạnh so với Q3 và so với cùng kỳ 2020, nhờ nguồn hàng tồn kho thành phẩm từ quý trước.
TRIỂN VỌNG 2022F
Mặc dù giá phân thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt từ đầu T01/2022 đến nay, sau khi tăng sốc trong tháng 11 & 12/2021. Trong đó, tính đến ngày 21/01/2022, giá Ure đã giảm ~8-13%, và giá DAP giảm ~5-6% so với mức đỉnh hồi giữa T11/2021. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội phân bón thế giới (IFA), giá phân có thể sẽ tiếp tục neo ở mức cao, thậm chí có thể tăng thêm trong ½ đầu năm 2022, do các yếu tố tác động lên nguồn cung phân bón toàn cầu như nêu trên (đặc biệt các vấn đề địa chính trị) khó có thể kết thúc sớm. Trong khi tổng nhu cầu phân bón thế giới trong 2022 được IFA dự báo sẽ duy trì bằng hoặc tăng nhẹ 0.9% so với 2021 (có thể đạt 199.9 triệu tấn các loại).
Triển vọng kinh doanh của DN trong ngành: Với dự báo giá bán thuận lợi, cơ hội lớn từ xuất khẩu, trong khi năng lực sản xuất trong nước còn nhiều dư địa tăng trưởng sẽ là động lực tăng trưởng của các DN trong năm 2022.