• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 1:59:07 SA - Mở cửa
Lo cho cổ phiếu của các ‘ông lớn’ trên sàn
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 05/10/2022 8:34:16 SA
Qua hơn 9 tháng đầy biến động, VN-Index không ngừng lao dốc, lần lượt xuyên thủng các mốc quan trọng 1.500, 1.400, 1.300, 1.200 và mới đây là 1.100 điểm. Cùng với đó, hàng loạt cổ phiếu trong rổ VN30, thậm chí là cổ phiếu trụ cũng đua nhau “lao dốc” dưới áp lực bị bán mạnh.
 
Tính đến cuối quý III, 27/30 cổ phiếu nhóm VN30 đều sụt giảm so với mức giá đầu năm 2022, trong đó có 18 cổ phiếu có mức giảm trên 20% và 16 mã giảm trên 24%, vượt hơn so với mức giảm của chỉ số chung.
 
Đáng chú ý, trong phiên chứng khoán Việt lọt top giảm mạnh nhất châu Á ngày 3/10 vừa qua, riêng nhóm VN30 đã có đến 11 cổ phiếu giảm sàn và chỉ có duy nhất VIC (Vingroup) ngược dòng nhưng tăng chưa đến 1%.
 
Cổ phiếu “quốc dân” về vùng 1x
 
Đứng đầu trong nhóm giảm điểm là cổ phiếu đầu ngành chứng khoán SSI (CTCP Chứng khoán SSI). Cụ thể, sau 9 tháng đầu năm, thị giá của SSI đã rơi về vùng giao dịch thấp nhất kể từ tháng 3/2021, đạt 19.800 đồng/cp. So với đầu năm, cổ phiếu này đã giảm tới 58%. Còn nếu so với đỉnh giá 50.500 đồng cuối năm 2021 thì thị giá đã "bay" tới gần 61%. Hiện cổ phiếu đang giao dịch ở mức 17.800 đồng/cp (phiên 4/10).

 
Sau gần 30 tháng, nhà đầu tư lại được giao dịch cổ phiếu HPG với giá 1x.
 
Một “ông lớn” nhóm bất động sản là VIC cũng chìm sâu trong chuỗi giảm mạnh nhiều phiên, thậm chí trong phiên 29/9, cổ phiếu này còn lao về 54.600 đồng/cp - mức giá thấp nhất trong gần 5 năm trở lại đây, kể từ tháng 12/2017. So với thời điểm đầu năm 2022, cổ phiếu VIC đã mất tới 46% giá trị sau 9 tháng đầu năm.
 
Gây chú ý nhất là cổ phiếu “quốc dân” HPG (Tập đoàn Hòa Phát) với mức giảm 40% kể từ đầu năm. So với đỉnh thời điểm cuối tháng 10/2021, cổ phiếu HPG đã để mất 55% thị giá, và toàn bộ thành quả tăng giá trong năm 2021 cũng “tan thành mây khói”. Kéo theo đó vốn hóa thị trường cũng bị “bốc hơi” 140.400 tỷ đồng ( khoảng 6 tỷ USD) trong chưa đầy 1 năm, còn 114.800 tỷ đồng.
 
Thậm chí trong phiên đầu tháng 10 (3/10), thị trường lao dốc “kinh hoàng” xuyên thủng ngưỡng 1.100 điểm, cổ phiếu HPG cũng bị bán mạnh và đóng cửa giảm sàn trong tình trạng “trắng bên mua”, xuống mức 19.750 đồng/cp, thấp nhất trong vòng 22 tháng (tính theo giá điều chỉnh). Chốt phiên 4/10, cổ phiếu HPG đang dừng ở mức 18.850 đồng/cp.
 
Như vậy, sau gần 30 tháng, nhà đầu tư lại được giao dịch cổ phiếu HPG với giá 1x - con số trong mơ của nhiều nhà đầu tư.
 
Cổ phiếu của “đại gia cao su” GVR cũng không “khá khẩm” khi góp mặt trong danh sách những mã vốn hóa lớn tiếp đà lao dốc trong tháng 9 vừa qua. Sau quý III, cổ phiếu GVR đã mất hơn 7%. Tính chung 9 tháng, cổ phiếu này đã giảm 43% lùi về mức 19.850 đồng/cp. Theo đó, vốn hóa cũng “bay” hơn 64.200 tỷ đồng (khoảng 2,8 tỷ USD).
 
Không chỉ vậy, toàn bộ cổ phiếu “vua” trong nhóm VN30 cũng chịu chung số phận khi đều ghi nhận giảm giá so với đầu năm. Mức giảm hàng chục phần trăm giá trị xuất hiện phổ biến như CTG (-32%), STB (-35%), TCB (-35%), VIB (-37%), TPB (-39%), MBB (-17%), VPB (-25%), ACB (-20%)...
 
Ngoài ra, một số cổ phiếu khác có mức giảm 30-40% có thể kể đến như MSN (-30%), VHM (-36%), PLX (-39%), KDH (-39%)…
 
Khó tăng giá khi tiền ít
 
Trước đó, từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 6 là thời điểm có thể nói là “thăng hoa” nhất của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khi liên tục gồng gánh chỉ số, trong bối cảnh nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ bị bán mạnh trước hàng loạt thông tin tiêu cực về lãnh đạo một số doanh nghiệp.
 
Thời điểm đó, giới phân tích kỳ vọng nhóm cổ phiếu này sẽ vẫn tiếp tục duy trì xu hướng “hút tiền” trong nửa cuối năm 2022.
 
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian trở thành “người hùng” của VN-Index, nhóm vốn hóa lớn lại quay đầu trở thành gánh nặng cho thị trường chung, là một trong những yếu tố chính khiến VN-Index rơi vào vùng xoáy giảm điểm.
 
Hiện tại, thời thế thay đổi, tiền ngày càng “đắt”, chứng khoán đã qua thời mua đâu cũng thắng. Để có thể chiến thắng thị trường buộc nhà đầu tư cần phải biết “đãi cát tìm vàng” và các chuyên gia khuyến nghị nên tập trung vào những doanh nghiệp đầu ngành, cơ bản tốt.
 
Song cũng phải nhìn nhận, mặt bằng chung thanh khoản đang ở mức rất yếu. Đây cũng chính là lý do chủ yếu khiến VN-Index không thể bứt phá mạnh được, bởi các cổ phiếu vốn hoá lớn, nhất là cổ phiếu trụ phải cần một lượng tiền lớn mới có thể tăng giá được.
 
Cụ thể, trong 5 tháng gần đây thị trường liên tục chứng kiến mức thanh khoản sụt giảm rất mạnh. Tính riêng trên sàn HoSE, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tháng 9/2022 chỉ còn chưa bằng 1/3 so với kỷ lục lịch sử tháng 11/2021.
 
Trong khi đó, trước áp lực lo lắng việc lãi suất huy động và cho vay tiếp tục gia tăng khi FED có thể tăng mạnh tiếp lãi suất cơ bản trong tháng 11 và 12, ông Đinh Minh Trí, chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset dự báo dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán trong tháng 10 và 11/2022 sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp.
 
“Do thanh khoản quá kém, nhóm cổ phiếu thuộc vốn hóa lớn không hấp dẫn thời điểm này, bởi khi dòng tiền vào yếu thì các cổ phiếu “hàng hiệu” lại khó tăng giá”, một chuyên gia đánh giá.
 
Lấy ví dụ về đà giảm của cổ phiếu HPG. Bên cạnh nguyên nhân là kết quả kinh doanh kém khả quan thì việc dòng tiền không còn đủ dồi dào để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) “khổng lồ” cũng là lý do đi kèm.
 
Trên sàn chứng khoán hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn thứ 2 toàn sàn với hơn 58.000 tỷ đồng, tương ứng số lượng cổ phiếu lưu hành hơn 5,8 tỷ cổ phiếu. Cổ phiếu “anh cả” ngành thép có lượng freefloat lên đến gần 3,2 tỷ đơn vị, chỉ xếp sau cổ phiếu VPB (4,7 tỷ đơn vị).
 
Thực tế đây vốn không phải vấn đề với HPG trong giai đoạn bùng nổ khi cổ phiếu này thường xuyên giao dịch rất sôi động. Thời đỉnh cao giai đoạn quý II và III/2021, cổ phiếu HPG từng nhiều lần “gánh” thanh khoản cả sàn chứng khoán với giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, sau những biến cố liên quan đến trái phiếu và các chính sách thắt chặt tiền tệ khiến dòng tiền vào thị trường bị hạn chế, đây cũng là giai đoạn cổ phiếu này bước vào xu hướng giảm và không còn giữ được “phong độ” như trước.
 
Nhìn chung, từ nay đến năm 2023, thị trường khó có thể bật lên được do dòng tiền, kinh tế thế giới và tâm lý nhà đầu tư. Nhưng ở vùng hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư trung hạn từ 1 năm đến 3 năm là khá an toàn khi chọn mua những cổ phiếu tiêu chuẩn và giá đã giảm sâu hơn thời điểm năm 2020.
 
“Thời điểm này, nếu lướt sóng ngắn hạn khó nói đúng sai nhưng trong một xu hướng đầu tư và nắm giữ từ 1-3 năm với những cổ phiếu cơ bản, có định giá đã ở mức hấp dẫn… thì vùng giá này không phải quá cao”, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế khuyến nghị.