• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,83 -1,38/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,83   -1,38/-0,11%  |   HNX-INDEX   225,29   -0,03/-0,02%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.309,18   +0,35/+0,03%  |   HNX30   482,13   +0,21/+0,04%
04 Tháng Mười Hai 2024 12:21:10 SA - Mở cửa
Đồng Nai: Nhiều dự án sử dụng đất trồng cao su phải tạm dừng
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 19/11/2022 5:10:00 CH
Hiện có nhiều dự án sử dụng đất trồng cao su đang phải tạm dừng vì chưa thống nhất được mức bồi thường, hỗ trợ. Theo đó, tỉnh, nhà đầu tư, đơn vị trồng và quản lý cây cao su đang rất mong vướng mắc này sớm được tháo gỡ.
 
 
Huyện Cẩm Mỹ có nhiều dự án lấy vào đất cao su. Ảnh: H.Giang
 
Theo UBND tỉnh, Đồng Nai có vài chục dự án lớn trên các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, khu tái định cư, khu công nghiệp, khu dân cư… phải sử dụng đất cao su. Do đó, đang có nhiều khó khăn trong xử lý những vướng mắc liên quan đến cây cao su để tiếp tục triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
 
* Dừng dự án để… chờ
 
Hầu hết diện tích đất trồng cao su nằm trong quy hoạch các dự án ở Đồng Nai là của Tổng công ty Cao su Đồng Nai. Trước đây, với các dự án thu hồi đất có cây cao su của doanh nghiệp, mức bồi thường khoảng 600 triệu đồng/ha (tiền bồi thường cây cao su), còn đất thì không phải bồi thường. Từ năm 2019, khi tỉnh tiến hành thu hồi khoảng 2 ngàn ha đất có cây cao su cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và áp theo giá trên thì kiểm toán nhà nước cho rằng mức bồi thường cho cây cao su quá cao, phải tính toán lại. Vì thế, hàng loạt dự án liên quan đến đất trồng cây cao su bị “ách” lại chờ giải quyết.
 
Chủ tịch UBND H.Thống Nhất Mai Văn Hiền cho biết: “Trên địa bàn huyện có một số dự án quan trọng có sử dụng đất cao su nhưng vì vướng giá bồi thường cây cao su nên tất cả phải dừng lại để đợi xử lý xong mới thực hiện tiếp. Nếu vướng mắc trên không được tháo gỡ, nhiều dự án quan trọng tại H.Thống Nhất sẽ bị chậm tiến độ”.
 
Các địa phương có nhiều dự án lấy vào đất cao su là: Long Thành, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Khánh… Trong đó, có nhiều dự án giao thông quan trọng của tỉnh, quốc gia như: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các tuyến đường tỉnh kết nối với sân bay Long Thành, khu tái định cho nhiều dự án, những khu đất lợi thế đấu giá để lấy vốn đầu tư các công trình giao thông trọng điểm.
 
Phó chủ tịch UBND H.Long Thành Lê Hoàng Sơn chia sẻ: “Toàn H.Long Thành có hơn 10 dự án quy hoạch đất trồng cây cao su đang phải đợi bồi thường như: Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn, Khu công nghiệp Long Đức, Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp, Nghĩa trang Bình An… Các dự án này sử dụng vài chục đến hàng trăm ha đất trồng cao su nên huyện nhiều lần đề xuất tỉnh nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho địa phương để bồi thường xong cây su, thu hồi đất giao cho chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, vướng mắc này vẫn chưa giải quyết được vì đợi tỉnh xây dựng, ban hành giá bồi thường cây cao su”.
 
* Ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế
 
Trong các dự án bị dừng lại do vướng chưa bồi thường được cây cao su có nhiều dự án quan trọng của tỉnh và quốc gia. Dự án chậm triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, vùng. Đồng Nai sẽ khó có thể giao đất cho các nhà đầu tư theo đúng tiến độ để triển khai dự án. Bên cạnh đó, kéo theo hàng loạt những khó khăn.
 
Phó giám đốc Sở Tài chính Lê Văn Thư cho biết: “Các dự án trên đang giậm chân tạo chỗ. Hiện nay, tỉnh đã tính toán lại và đang lấy ý kiến các sở, ngành, dự kiến giá bồi thường cho cây cao su hơn 500 triệu đồng/ha, nhưng vẫn chưa thống nhất được để ban hành”.
 
Đất cho thuê trong các khu công nghiệp của Đồng Nai hiện đã “cạn nguồn”, nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) có vốn lớn muốn đầu tư vào tỉnh nhưng không có đất công nghiệp để thuê. Tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ các dự án mở rộng, xây dựng mới các khu công nghiệp để đón “làn sóng” vốn FDI vào tỉnh, thế nhưng vướng mắc về cây cao su sẽ khiến các dự án trên bị tạm ngưng. Việc này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư FDI của tỉnh và phát triển công nghiệp.
 
Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Hưng cho hay: “Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng Đồng Nai có rất nhiều dự án bị ách tắc do có sử dụng đất trồng cây cao su. Trong đó có những dự án giao thông kết nối rất quan trọng của tỉnh, vùng và các khu đất lợi thế lớn dự tính đưa ra đấu giá để lấy vốn đầu tư các công trình giao thông. Tỉnh đề nghị ứng trước từ 30-50% giá trị bồi thường cây cao su để doanh nghiệp giao đất, thực hiện dự án. Thế nhưng, doanh nghiệp có cây cao su chưa đồng ý nên các dự án vẫn phải chờ”.
 
Không chỉ riêng Đồng Nai mà một số tỉnh lân cận như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có không ít dự án phải tạm ngưng do liên quan đến đất trồng cây cao su. Vướng mắc trên cần sự tháo gỡ kịp thời từ phía Chính phủ và các bộ, ngành để các dự án có thể triển khai. Càng chậm tháo gỡ, càng ảnh hưởng hàng loạt dự án quan trọng và ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế của những tỉnh, thành nằm trong tốp đầu phát triển kinh tế của cả nước.