• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:40:58 SA - Mở cửa
Diễn biến lệch nhịp trên sàn chứng khoán
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/11/2022 8:22:25 SA
Điểm số cũng như hiệu suất của chỉ số VN30 đang có dấu hiệu đuối dần hơn hẳn so với chỉ số chung VN-Index làm dấy lên lo ngại về tính ổn định của thị trường. Điều này cho thấy dòng tiền vào thị trường có yếu tố đầu cơ.
 
Trong 3 phiên đầu tuần, dưới áp lực bán đè nặng lên nhóm vốn hóa lớn, khiến chỉ số VN30 mất tương đối nhiều điểm, trong khi VN-Index chỉ giảm nhẹ dưới 1% mỗi phiên. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất của VN30 đang có vẻ diễn biến ngày càng “tệ” so với VN-Index.
 
Mất dần “vị thế”
 
Có thể thấy, không chỉ là những phiên gần đây, mà ngay từ đầu tháng 10, thị trường bước vào đợt “lao dốc” mới, VN30 thường xuyên ghi nhận số phiên đóng cửa thấp hơn VN-Index.
 
Không chỉ thua về mặt điểm số, hiệu suất từ đầu năm của VN30 cũng giảm hơn 38,4% trong khi VN-Index dù rơi vào danh sách chỉ số giảm mạnh nhất thế giới cũng chỉ giảm 36,45%. Đáng buồn nhất, VN30 lại là đại diện cho 30 cổ phiếu được mệnh danh “quốc dân” bởi đây là những mã đầu ngành, được đánh giá có chất lượng cao vượt trội.

 
Hiệu suất của VN30 đang có vẻ diễn biến ngày càng “tệ” so với VN-Index. (Ảnh minh họa)
 
Thông thường, mỗi khi thị trường bước vào những giai đoạn sóng gió, nhóm cổ phiếu được cho là trụ cột này luôn được kỳ vọng gồng gánh thị trường để cân lại ảnh hưởng từ nhóm vốn hóa nhỏ có tính đầu cơ cao, song thời gian qua, chính những cổ phiếu nhóm VN30 lại là “tội đồ” gây áp lực lên chỉ số chung.
 
Thông thường trong các giai đoạn sóng gió, nhóm cổ phiếu trụ được kỳ vọng sẽ gồng gánh thị trường. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu nhóm VN30 thời gian qua lại trở thành gánh nặng cho chỉ số chung.
 
Ngược dòng quá khứ, ngay từ khi ra đời vào tháng 2/2012, VN30 đã có điểm số cao hơn VN-Index. Đến tháng 5/2016, VN30 đã bắt đầu có điểm số thấp hơn VN-Index, và tình trạng này kéo dài đến tận đầu tháng 2/2021. Sau khi cổ phiếu ROS bị loại khỏi VN30, chỉ số này mới vượt qua được VN-Index và bắt đầu nới rộng khoảng cách. Thậm chí, VN30 còn có thời điểm (đầu tháng 7/2021) vượt xa VN-Index đến gần 150 điểm.
 
Kể từ tháng 2/2021 đến hết tháng 9/2022, VN30 chỉ có 2 lần nhúng xuống dưới VN-Index vào ngày 24-25/3/2022 (thời điểm cả 2 chỉ số đều sát đỉnh 1.500) nhưng khoảng cách không đáng kể (dưới 1 điểm). Và tình thế đã đảo ngược từ đầu tháng 10 kéo dài đến nay.
 
Trở lại diễn biến trong thời gian gần đây, trong rổ VN30, nhiều cổ phiếu có tính chu kỳ đã bước qua giai đoạn tăng trưởng. Điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của chỉ số VN30. Hơn nữa, một số cái tên còn trở thành gánh nặng lên chỉ số, có thể kể đến bộ đôi cổ phiếu bất động sản NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
 
Tính đến hiện tại, với mức giảm khoảng 70% từ đầu tháng 11 với hơn chục phiên giảm sàn liên tiếp trắng bên mua, cùng dư bán hàng chục đến hàng trăm triệu đơn vị nhưng khớp lệnh chỉ nhỏ giọt, cổ phiếu NVL và PDR đã thổi bay hơn 25 điểm của VN-Index. Và do chênh lệch lớn về vốn hóa, NVL là cái tên ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index khi lấy đi hơn 21 điểm, trong khi PDR chỉ khiến chỉ số mất hơn khoảng 5 điểm từ đầu tháng.
 
Trước nhịp rơi vừa qua, NVL thậm chí còn nằm trong top đầu VN30 với tỷ trọng 5,4% vào cuối tháng 10 trong khi PDR cũng thuộc tầm trung với tỷ trọng 1,28%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tỷ trọng của NVL đã giảm đáng kể xuống dưới 2,48% trong khi tỷ trọng của PDR trong VN30 cũng chỉ còn đâu đó 0,56%.
 
Mặt khác, việc dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu “hàng hiệu” này bởi để những cổ phiếu trong nhóm VN30 tăng giá phải cần một lượng tiền lớn nhập cuộc.
 
Đã thấy tín hiệu tích cực
 
Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, hiện có khoảng 22/30 mã cổ phiếu đang ghi nhận định giá P/B hiện tại thấp hơn trước dịch Covid -19. Định giá P/B trung bình của 30 cổ phiếu trong rổ VN30 hiện đạt 2,21 lần, thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2019 là 2,73 lần. Như vậy, có khoảng 70% số mã cổ phiếu trong nhóm VN30 đã và ở gần vùng giá hấp dẫn. Điều này được cho là sớm muộn sẽ kích hoạt dòng tiền lớn quay trở lại.
 
Thực tế, trong bối cảnh thị trường liên tục giảm sâu, đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn, khối ngoại đã không “tiếc tiền” bắt đáy. Đặc biệt, các quỹ tham chiếu theo VN30 hoặc rổ chỉ số có cấu phần tương tự như DCVFM VN30 ETF hay Fubon FTSE Vietnam ETF đều đang hút tiền rất mạnh thời gian gần đây.
 
Tính từ đầu tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 8.000 tỷ đồng trên HoSE qua đó kéo giá trị mua ròng từ đầu năm lên xấp xỉ 6.000 tỷ đồng. Dòng tiền vào thị trường chủ yếu qua kênh ETF bên cạnh động thái giải ngân trở lại của một số quỹ ngoại chủ động như Dragon Capital, Vina Capital,...
 
Với xu hướng trên, DCVFM VN30 ETF bất ngờ trở thành điểm sáng khi hút ròng mạnh sau giai đoạn bị rút vốn triền miên trong 4 tháng liên tiếp (tháng 6-9). Từ đầu tháng 11, ETF này đã hút ròng hơn 600 tỷ đồng, qua đó nâng tổng giá trị dòng tiền vào từ đầu tháng 10 đến nay lên gần 1.200 tỷ đồng.
 
DCVFM VN30 ETF hiện là quỹ hoán đổi danh mục lớn nhất đang mô phỏng chỉ số VN30 với giá trị tài sản ròng (NAV) hơn 6.600 tỷ đồng. Quỹ hướng đến mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số VN30 sau khi đã trừ chi phí hoạt động. Vì thế, việc gom mạnh chứng chỉ quỹ VN30 ETF cho thấy, nhà đầu tư ngoại đang đánh giá rất cao khả năng tăng trưởng của chứng khoán Việt Nam.
 
Mặc dù chững lại trong khoảng 1 tuần trở lại đây nhưng Fubon ETF vẫn hút ròng lên đến hơn 106 triệu USD (~2.500 tỷ đồng) từ đầu tháng 11, con số kỷ lục kể từ khi quỹ đầu tư vào Việt Nam tháng 3/2021.
 
Được biết, hiện Fubon ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại). Về cơ bản, thành phần trong danh mục của quỹ gồm hầu hết là các cổ phiếu trong nhóm VN30 bên cạnh một vài cái tên khác có tỷ trọng nhỏ.
 
Tại thời điểm 22/11, giá trị tài sản ròng của Fubon ETF đạt 16,9 tỷ TWD (~ 540 triệu USD) trong đó danh mục cổ phiếu chiếm 99,2%. Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiếm 76,4% NAV của quỹ trong đó cổ phiếu VIC dẫn đầu với tỷ trọng 13,08%. Theo sau lần lượt là VNM, MSN, VHM, HPG, VRE,...
 
Nhìn chung, xu hướng của khối ngoại không phải là chỉ báo của thị trường. Tuy nhiên, với những tín hiệu tích cực này vẫn đáng để kỳ vọng, bởi trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trong nước đang bị ảnh hưởng tiêu cực thì lực đỡ của dòng tiền ngoại được cho là ánh sáng trong bối cảnh đầy ảm đạm. Nhóm cổ phiếu VN30 được nhận định sẽ dần lấy lại vị thế nền tảng và dẫn dắt thị trường như những gì đã diễn ra trong các năm trước đây.