• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
19 Tháng Chín 2024 10:58:30 CH - Mở cửa
Vỡ mộng với phiên chốt NAV cuối năm
Nguồn tin: Vneconomy | 30/12/2022 4:16:10 CH
Liên tục hai phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 thị trường lặp lại cùng một kịch bản: Lực xả tăng vọt ở thời điểm cuối phiên đè VN-Index đỏ. Nhà đầu tư thường kỳ vọng hoạt động làm đẹp NAV cuối năm sẽ giúp cổ phiếu tăng, nhưng thực tế lại ngược lại...

 
VN-Index lại có 30 phút lao dốc mạnh cuối ngày.
 
Liên tục hai phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 thị trường lặp lại cùng một kịch bản: Lực xả tăng vọt ở thời điểm cuối phiên đè VN-Index đỏ. Nhà đầu tư thường kỳ vọng hoạt động làm đẹp NAV cuối năm sẽ giúp cổ phiếu tăng, nhưng thực tế lại ngược lại.
 
Khối ngoại vẫn là lực lượng “quan tâm” nhất đến thị trường những ngày này, phiên chiều lượng vốn giải ngân đã tăng khá mạnh. Tổng thể khối này mua vào chiếm 19,4% giá trị sàn HoSE hôm nay, riêng VN30 mua chiếm 33,2%.
 
Cụ thể, chiều nay khối ngoại mua thêm trên HoSE khoảng 1.189 tỷ đồng và bán ra 677,4 tỷ đồng. Vị thế mua mạnh giúp đảo ngược giao dịch buổi sáng, từ bán ròng sang mua ròng cả ngày 497,2 tỷ đồng.
 
Lực cầu ngoại vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định “màu” của chỉ số. VN-Index trong 15 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục và đợt ATC lại có nhịp rơi tự do gần 11 điểm. VN-Index đang từ tăng 8,4 điểm thành giảm 2,2 điểm so với tham chiếu.
 
Những cổ phiếu lao dốc nhanh ở đợt này vẫn là những cổ phiếu vốn hóa rất lớn. VCB lúc 2h15 đang đứng ở mức 82.800 đồng thì ATC chỉ còn 80.000 đồng, tức là sụt giảm 3,38%, từ xanh thành đỏ và đóng cửa dưới tham chiếu 0,87%. VHM có nhịp lao dốc khoảng 1,74%, đóng cửa chỉ còn tăng 0,42% so với tham chiếu. HPG trong 3 phút cuối cùng tụt giảm 2,44%, rơi thẳng về tham chiếu trong đợt ATC. MSN trong 10 phút cuối từ giá 95.800 đồng đóng cửa còn 93.000 đồng, tức là giảm 2,92% một nhịp, chốt dưới tham chiếu 1,06%. VNM lao dốc 2,19%, đóng cửa dưới tham chiếu 1,17%.
 
Nhìn chung rất nhiều cổ phiếu blue-chips biến động giật cục như vậy. May mắn là trụ VIC được kéo ngược lên, từ 53.100 đồng nhảy tới 53.800 đồng, tức là tăng khoảng 1,32%, đóng cửa trên tham chiếu 0,37%. Mã này lớn nên góp phần đáng kể cân bằng lại, chỉ là nhóm bị ép giảm quá nhiều và vốn hóa cũng lớn, nên VN-Index kết phiên cuối năm 2022 trong sắc đỏ, mất 2,2 điểm tương đương -0,22%.
 
Về cơ bản các cổ phiếu được khối ngoại mua đỡ giá tăng hôm nay không có ảnh hưởng nhiều về vốn hóa. STB có gần 48% thanh khoản cả phiên là nhờ khối ngoại mua, giá trị ròng khoảng 104,1 tỷ đồng nhưng giá cũng chỉ tăng nhẹ 0,67%. Mã này ảnh hưởng tới VN-Index không đáng kể. BCM được mua ròng 73,9 tỷ đồng thì chủ đạo là thỏa thuận. DGC, VHC, PVD, DXG, NLG, VND, CTG cũng là các mã khác được mua ròng khá tốt. Riêng HPG, VHM, MSN được khối này mua tốt, thì lực bán từ nhà đầu tư trong nước còn áp đảo.

 
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index, số lượng tăng giá cũng khá nhiều, nhưng quan trọng là trọng số vốn hóa ở nhóm giảm lại lớn hơn.
 
VN30-Index có biến động trong 30 phút cuối (15 phút khớp lệnh liên tục và đợt ATC) khoảng -10 điểm và đóng cửa dưới tham chiếu 0,31%. Độ rộng của rổ vẫn khá cân bằng với 14 mã tăng/13 mã giảm, nhưng trọng số của nhóm giảm nhiều hơn, đặc biệt là VNM giảm 1,17%, MBB giảm 1,72%, KDH giảm 5,19%, MSN giảm 1,06%.
 
Thanh khoản chiều nay trên hai sàn niêm yết tăng gấp 2,2 lần buổi sáng, đạt 4.186 tỷ đồng, một phần nhờ khối ngoại tăng mua. Tuy vậy đa số cổ phiếu lại sụt giảm giá chiều nay so với phiên sáng, cho thấy có lực bán cũng tăng nhiều. Ví dụ rổ VN30 có tới 21 mã tụt giá sâu hơn buổi sáng, chỉ 7 mã tăng thêm. Phần lớn mức tụt giá này xuất hiện trong nhịp giảm 30 phút cuối cùng.
 
Độ rộng sàn HoSE cuối ngày vẫn còn tốt với 209 mã tăng/189 mã giảm, trong đó 114 mã tăng trên 1% so với tham chiếu và 78 mã giảm trên 1%. Như vậy tổng thể đà tăng giá ở cổ phiếu vẫn có nét tích cực, chỉ là nhóm blue-chips khiến VN-Index xấu đi. Tuy nhiên việc chốt NAV không nhất thiết phải là chỉ số tăng, vì biến động giá trị tài sản ròng thường được so với mức độ tăng trưởng của chỉ số đại diện. VN-Index năm 2022 giảm 32,78% và nếu giá trị tài sản ròng giảm thấp hơn mức này cũng có thể xem là “thắng lợi”.