• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 10:59:59 CH - Mở cửa
'Sóng' M&A nhộn nhịp ngay đầu năm
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 18/02/2022 9:33:55 SA
Chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2022, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp đã tăng độ nóng khi diễn ra gần 10 thương vụ với giá trị lên đến hàng trăm triệu USD, nổi bật ở các lĩnh vực tiêu dùng, bất động sản…
 
​Kết quả khảo sát của KPMG cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư đang lạc quan và tin tưởng vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Đây sẽ là nền tảng hỗ trợ cho thị trường M&A, đặc biệt là các lĩnh vực hấp dẫn với hoạt động M&A. 
 
Hàng loạt thương vụ trăm triệu đô
 
Cụ thể, trong tháng 1 vừa qua, Masan Group đã mua thêm 31% vốn cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% với giá trị 110 triệu USD. Trước đó, vào giữa năm 2021, Masan Group đã chi 15 triệu USD để mua 20% vốn Phúc Long và triển khai mô hình kiosk Phúc Long trong các cửa hàng WinMart/WinMart+. Chỉ trong hơn nửa năm, định giá Phúc Long đã tăng từ 75 triệu USD lên 355 triệu USD, gấp 4,7 lần.

 
Masan Group cũng có dự kiến các hoạt động M&A trong kế hoạch sắp tới.
 
Cũng trong tháng 1, thị trường bất động sản chứng kiến thương vụ giữa nhà đầu tư Singapore Keppel Land – công ty con của Keppel Land Vietnam Properties, Keppel Vietnam Fund (KVF) mua 49% cổ phần của Công ty CP Địa ốc Phú Long trong 3 khu đất tại khu đô thị Bắc An Khánh - Mailand Hanoi City (tên cũ là Splendora) với tổng giá trị 2.715 tỷ đồng (khoảng 119 triệu USD). Thỏa thuận này đánh dấu thương vụ mua lại đầu tiên của KVF kể từ khi công ty đạt được mức quỹ 400 triệu USD vào năm 2020.
 
Hay tại TP.HCM, nhà đầu tư mới nổi Masterises Group thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An diện tích 117 ha có vị trí đắc địa tại TP. Thủ Đức và đổi tên thành The Global City.
 
Cũng trong thời gian này, Quadria Capital, quỹ đầu tư tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hàng đầu châu Á quản lý trên 2,5 tỷ USD công bố hoàn tất khoản đầu tư vào Con Cưng, đơn vị bán lẻ mẹ và bé lớn nhất và phát triển nhanh nhất Việt Nam.
 
Dòng tiền đổ vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức (M&A) sôi động ngay từ đầu năm được thể hiện một cách rõ nét không chỉ qua sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch, mà còn qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch, khi ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD được ghi nhận.
 
Theo nhận định của các chuyên gia, 2 năm qua do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hoạt động M&A bị dồn nén. Tuy nhiên, năm nay, dịch bệnh đang được kiểm soát và tốc độ tiêm chủng vắc xin đã phủ rộng thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại. Hiện nay, các nền kinh tế đối tác của Việt Nam khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất, dòng tiền đổ vào Việt Nam thông qua hình thức M&A được dự báo sẽ sôi động hơn. 
 
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, cho rằng các doanh nghiệp đã xem M&A như một chiến lược quan trọng trong sự phát triển của họ. "Ngành tiêu dùng thiết yếu, tài chính và bất động sản tiếp tục thu hút nhiều M&A, hưởng lợi từ nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ tài chính và hàng hóa tiện lợi", ông Warrick Cleine nói. 
 
Ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ nóng trong năm 2022?
 
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Đầu tư và mua bán sáp nhập doanh nghiệp, giá trị M&A có thể phục hồi lên 7 tỷ USD trong năm 2022, gấp đôi giá trị năm 2020 và 2021.
 
Trong năm nay, dự báo nhiều thương vụ triệu đô sẽ được thiết lập. Ví dụ, với Masan Group, sau khi thuyết phục thành công SK Group (Hàn Quốc) và Alibaba (China) làm đối tác chiến lược, Masan có kế hoạch sẽ có thêm đối tác chiến lược khác với CrownX, với cổ phần 10%. Bên cạnh đó, Masan Group cũng có dự kiến các hoạt động M&A trong kế hoạch sắp tới.
 
Tập đoàn VinGroup cũng dự kiến bắt đầu kế hoạch IPO Vinfast trong đầu năm 2022 và kỳ vọng Vinfast sẽ được niêm yết với giá trị tương đương với các doanh nghiệp xe điện khác trên thế giới. Hiện tại, dự báo IPO sẽ vào khoảng 5-10% cổ phần và định giá có thể dao động trong khoảng 25-30 tỷ USD. Trong khi đó, vốn hoá của VinGroup (sở hữu trực tiếp 52% Vinfast) đang tại mức 17 tỷ USD.
 
Kế hoạch IPO Bách hóa xanh cũng được đánh giá là sự kiện quan trọng để tái định giá Thế Giới Di Động. MayBank Kim Eng kỳ vọng Bách hóa xanh sẽ được định giá tương đương với WinCommerce (WCM) quản lý bởi CrownX thuộc Masan Group, hiện đang được định giá 4 tỷ USD dựa vào giao dịch trên thị trường. Vốn hoá của Thế Giới Di Động (gần như sở hữu 100% Bách hóa xanh) hiện đang ở mức 4 tỷ USD.
 
Bàn về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh mảng tài chính, bất động sản, tiêu dùng, trong năm 2022, lĩnh vực công nghệ sẽ là ngành thu hút M&A mạnh mẽ. “Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam là rất lớn. Gần đây, chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản quan tâm đến Internet economy, fintech, edutech, media tại Việt Nam”, TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty tư vấn KPMG Việt Nam cho biết.
 
KPMG Hàn Quốc cũng cho biết, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang dành sự quan tâm lớn cho thương mại điện tử, fintech và logistics. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ tài chính là nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp “không tiếp xúc”
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cùng với đó, “tiền rẻ” dần hết, nên hoạt động M&A được đẩy mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào để khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, S. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, muốn M&A theo hướng toàn cầu, phải nhìn lớn và phải xử lý 5 vấn đề: dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới và thuế; tỷ lệ phần trăm của nhà đầu tư nước ngoài; xây dựng trung tâm tài chính để huy động vốn; quyền sở hữu trí tuệ; vấn đề công nghệ lõi và an ninh quốc gia.
 
“Tôi nghĩ, 5 vấn đề đều liên quan thể chế và không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới đang phải đối mặt”, ông Thành chia sẻ.