Giờ đây, kinh tế toàn cầu đương đầu với triển vọng giá năng lượng và hàng hóa tăng cao, xung đột Nga – Ukraine đẩy cao chi phí giao thông cũng như sản xuất nhiều loại hàng hóa.
Đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), hàng loạt các yếu tố mới đang đẩy lạm phát lên cao.
Theo WSL, việc phương Tây leo thang căng thẳng áp dụng ngày một nhiều các biện pháp trừng phạt chống lại Nga do những đối đầu với Ukraine đang khiến nhiều người sợ hãi về rủi ro lạm phát hiện vốn đang ở ngưỡng cao nhất trong 40 năm, không ít chuyên gia đang sợ hãi về khả năng kinh tế sẽ suy thoái.
Trước khi căng thẳng giữa Nga – Ukraine thực sự bắt đầu 3 tuần trước đây, chủ tịch Fed Jerome Powell đã bắt đầu tạo tiền đề cho chuỗi nâng lãi suất cơ bản đồng USD mạnh tay, chủ yếu bởi những lo ngại về khả năng các thị trường lao động trở nên quá nóng. Ông và các đồng nghiệp của ông cũng đang tính đến khả năng nền kinh tế được hỗ trợ bởi chuỗi cung ứng phục hồi trong thời gian còn lại của năm, chắc chắn yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến đà nâng lãi suất cơ bản đồng USD.
Ông Jerome Powell - Ảnh: Bloomberg
Giờ đây, kinh tế toàn cầu đương đầu với triển vọng giá năng lượng và hàng hóa tăng cao, xung đột Nga – Ukraine đẩy cao chi phí giao thông cũng như sản xuất nhiều loại hàng hóa, nó cũng đồng thời gây gián đoạn hệ thống vận chuyển hàng hóa toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng tại TS Lombard, ông Steven Blitz, khẳng định: “Cuộc chiến khiến cho lạm phát trở nên khó kiềm chế hơn trước khi rất nhiều”.
Rủi ro mới nhất nhiều khả năng sẽ không thay đổi quyết định chính sách của Fed vào tuần này. Vào đầu tháng 3/2022, ông Powell nói rằng ngân hàng trung ương muốn tránh làm gia tăng biến động ở thời điểm bất ổn địa chính trị trên toàn cầu vốn đã tăng cao sẵn, tâm lý nhà đầu tư đang ngần ngại với các tài sản rủi ro.
Vào tuần này, ông phát đi thông điệp Fed sẽ khởi động chuỗi nâng lãi suất bằng việc nâng lãi suất ¼ điểm phần trăm chứ không phải nửa điểm phần trăm, nhiều nhà đầu tư cho rằng mức này hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên ông cũng nói rằng hàng loạt cú sốc trong đó có căng thẳng Nga – Ukraine sẽ khiến cho lạm phát duy trì ở ngưỡng cao, vì vậy không loại trừ khả năng sẽ có một số đợt nâng lãi suất mạnh tay hơn vào mùa hè này.
Theo các chuyên gia kinh tế, cũng có rủi ro ông Powell đang chịu áp lực nâng lãi suất mà không được để kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Chuyên gia kinh tế trưởng tại Deustche Bank, ông Matthew Luzzetti, nói: “Thực sự rất khó cho Fed để có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu mà không khiến cho tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm tốc, con đường này hẹp hơn với cú sốc nguồn cung mà chúng ta đang chứng kiến”.
Mối lo lạm phát có thể tạo ra hai xu thế. Thứ nhất, việc giá cả tăng cao có thể đến mức đủ mạnh hoặc kéo dài đủ lâu để thay đổi hành vi tiêu dùng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu người lao động tin rằng lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm, nhiều khả năng họ sẽ đòi hỏi lương cao hơn ngay từ bây giờ.
Rủi ro thứ hai là thị trường lao động đang quá thiếu nhân lực, nhu cầu người lao động lên cao hơn rất nhiều so với nguồn cung, chính vì vậy tăng trưởng mức lương khiến cho lạm phát vượt mức 2% theo mục tiêu của Fed.
Cả hai yếu tố trên tiềm ẩn rủi ro tạo ra vòng xoáy lạm phát, nơi mà người lao động đương đầu với giá cả cao hơn và yêu cầu được trả thêm tiền, doanh nghiệp vì vậy buộc phải tăng giá.
Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách các vấn đề của nước Mỹ tại Goldman Sachs, ông David Mericle, nhận định: “Nếu lạm phát tiếp tục kéo dài, chắc chắn sẽ phải có những cơ chế ứng phó phù hợp”. Ông Mericle dự báo lạm phát lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, sẽ khoảng ở mức 3,7% trong năm nay chứ không phải 3,1% theo tính toán trước đó. Lạm phát tháng 1/2022 tăng 5,2% so với cùng kỳ năm.
Chỉ số lạm phát, chỉ số theo dõi biến động 12 tháng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng 7,9% trong tháng 2/2022, cao nhất tính từ năm 1982, Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Năm.