• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:15:36 SA - Mở cửa
Xuất khẩu thủy sản đang 'phập phồng lo' vì hết nguồn tôm dự trữ
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 03/06/2022 9:15:40 SA
Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm tăng mạnh, vì có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ, tồn kho. Nhưng hết tháng 5 đã hạ nhiệt, thậm chí dự báo vài tháng tới sẽ khan hiếm, thiếu hụt nguyên liệu, nhất là tôm.
 
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỉ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng.
 
Cụ thể, xuất khẩu tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19% (trong khi tháng 4 tăng nóng đến 47%). Xuất khẩu cá tra tăng 65%, đạt 245 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4.  
 
Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với giai đoạn trước.
 
 
Công nhân tại nhà máy ở tỉnh Sóc Trăng chế biến tôm để xuất khẩu - Ảnh: TTO
 
Xuất khẩu thủy sản nhìn chung chững lại, chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng chủ lực là tôm đang chững lại.
 
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại TP.HCM, tăng trưởng ngành này trong 4 tháng đầu năm là do có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm ngoái. Không ít doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với mức giá cao; lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng. Đồng thời, vào tháng 5, mưa đầu mùa đến sớm ảnh hưởng sản lượng tôm.
 
Một lãnh đạo thuộc Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại VASEP dự báo: "Vài tháng tới có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Ngoài ra, nhu cầu tôm của một số thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU... có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Kéo theo, xuất khẩu tôm quý 2 dự báo sẽ tăng trưởng chậm. 
 
Và do tình hình chiến sự Nga - Ukraine cũng tác động đến khai thác thủy sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến xuất khẩu tiếp tục là bài toán khó với các doanh nghiệp hiện nay".