• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
03 Tháng Hai 2025 2:50:12 SA - Mở cửa
Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng tiền VND?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 18/07/2022 7:34:03 CH
Tính từ đầu năm đến ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 177,2 nghìn tỷ đồng, trong đó tính riêng từ 11-15/7 là gần 2,5 nghìn tỷ đồng. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước cho thấy điều gì và tác động thế nào tới nền kinh tế?
 
Thống kê của VnBusiness cho thấy, trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục mở rộng hoạt động hút bớt tiền về, bên cạnh duy trì hoạt động bơm song song qua thị trường mở.
 
Cụ thể, ở kênh cầm cố, NHNN tiếp tục chào thầu 5.000 tỷ đồng/phiên, đều với kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,50%. Có 1.161,32 tỷ đồng trúng thầu, trong tuần có 1.169,63 tỷ đồng đáo hạn.

 
Tính đến cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 177,2 nghìn tỷ đồng, trong đó tính riêng tuần qua là gần 2,5 nghìn tỷ đồng.
 
Trong khi đó, trong cùng thời gian trên, NHNN chào thầu tín phiếu NHNN ở 2 kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày để hút bớt tiền về. Kết quả, có 59.729 tỷ đồng trúng thầu, trong đó kỳ hạn 14 ngày lãi suất 0,9% và kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 1,5%. Trong tuần, có 56.824,8 tỷ đồng tín phiếu đến hạn.
 
Như vậy, NHNN đã hút ròng 2.462,61 tỷ VND từ thị trường, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 1.954,6 tỷ VND, khối lượng tín phiếu NHNN lưu hành là 177.228,8 tỷ đồng.
 
Theo giới phân tích, động thái rút tiền về của NHNN có mục đích chính là kiểm soát lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND.
 
Bà Phạm Hoàng Anh, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, việc hút về lượng tiền đồng "khủng" trong bối cảnh hiện nay của NHNN là hoạt động điều tiết hết sức bình thường, không tạo ra lo ngại cho thị trường. Thậm chí, xét trong bối cảnh hiện nay, động thái này là hoàn toàn phù hợp khi áp lực lạm phát của Việt Nam ngày càng rõ nét.
 
Với việc rút hàng trăm nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng trong nửa cuối tháng 6, NHNN đã trực tiếp làm giảm lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó làm giảm cung tiền trên thị trường.
 
Trên lý thuyết, tỷ lệ lạm phát được tính bằng tốc độ lưu thông tiền tệ nhân với cung tiền và chia cho thu nhập quốc dân thực tế. Như vậy, động thái giảm cung tiền kể trên của NHNN có mục đích chính là để kiểm soát tỷ lệ lạm phát.
 
Mới đây, tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh các thách thức của ngành ngân hàng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay: lạm phát tăng phi mã, các nước đua thắt chặt chính sách tiền tệ, trong nước chính sách lại phải gánh nhiều nhiệm vụ nặng nề. “Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành ngân hàng tới đây sẽ có nhiều thách thức, đòi hỏi sự điều hành khéo léo của chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, đến nay, câu chuyện tiếp tục bơm vốn để hỗ trợ phục hồi kinh tế hay hãm bớt vốn để ngăn lạm phát đang là vấn đề gây tranh cãi. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh lạm phát nhập khẩu của Việt Nam có nguy cơ tăng mạnh, tăng tín dụng là "đổ dầu vào lửa".
 
Trong khi đó, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: "Chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải "bơm máu" cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Tôi vẫn tin rằng, phải tiếp tục câu chuyện bơm tiền cho nền kinh tế trên tinh thần phục hồi và phát triển, không phải rón rén, ngắt quãng, đợi "gục" rồi lại bơm tiếp", ông Thiên nói.