• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:22:55 SA - Mở cửa
Tre Việt, tiềm năng còn 'ngủ quên': Cấp chứng chỉ FSC, mở rộng từ nhóm hộ lên quy mô cấp tỉnh
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 17/08/2022 9:05:00 CH
Phát triển bền vững và xây dựng chuỗi giá trị cho cây tre Việt Nam là một trong những dự án nổi bật do Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ thực hiện.
 
 
 
Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu/tre tại Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện khoa học Lâm nghiệp) phối hợp với Liên minh châu Âu và một số đối tác như Oxfam, ICAFIS, NTFPRC và VCCI được thực hiện tại Nghệ An, Thanh Hóa (tre) và Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre (nghêu) trong 5 năm, từ 2018 - 2023.
 
Với phương châm “Từ bền vững đến thịnh vượng”, dự án muốn góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua phát triển các chuỗi giá trị bền vững và toàn diện.
 
Trong đó, mục tiêu đầu tiên là thu nhập của những người sản xuất nhỏ lẻ, doanh nghiệp chế biến nghêu/tre vừa và nhỏ được gia tăng nhờ các hoạt động sản xuất bền vững, kinh doanh hiệu quả và năng lực tiếp cận thị trường được cải thiện.
 
Mục tiêu tiếp theo của dự án là chuỗi giá trị nghêu/tre ở 5 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang được tổ chức tốt hơn, công bằng hơn và mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp. Với cây tre là ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
 
Từ đó, giúp nâng cao năng lực cho những người sản xuất quy mô nhỏ, tăng cường áp dụng các kỹ thuật sản xuất phù hợp và thực hành các tiêu chuẩn bền vững.
 
Đến nay, đã có trên 12.000 người nông dân sản xuất quy mô nhỏ (NDSXN/ SSPs) trong chuỗi tre được nâng cao năng lực để áp dụng các kỹ thuật sản xuất phù hợp và thực hiện các tiêu chuẩn bền vững FSC.
 
Cụ thể, có 2 chứng chỉ FSC cho cây tre được cấp cho các nhóm hộ tại Thanh Hóa và Nghệ An. Trong đó, chứng chỉ FSC cho vùng diện tích 2.400ha cho cây luồng của 545 hộ thuộc 4 xã Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn, và Phú Lệ (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa). Và chứng chỉ FSC cho cây lùng với diện tích 938ha cho nhóm hộ gồm 212 hộ tại 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
 
 
 
Bên cạnh đó, dự án cũng thúc đẩy hoạt động tập thể trong sản xuất và kinh doanh của người sản xuất quy mô nhỏ hay HTX. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh với những hoạt động toàn diện.
 
Về vấn đề này, tại Thanh Hóa và Nghệ An đã thành lập được 60 tổ nhóm sản xuất quy mô nhỏ. Ngoài ra, 540 lượt lãnh đạo và các thành viên chủ chốt của nhóm nông dân sản xuất nhỏ được đào tạo, tăng cường năng lực quản lý và vận hành nhóm.
 
Trong 60 tổ nhóm nói trên, có 6 nhóm nòng cốt, trong đó 3 nhóm tại tại bản Sại xã Phú Lệ, bản Ôn xã Phú Sơn (huyện Quan Hóa) và bản Ngàm xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) với mô hình tổ nhóm đan lát nghề thủ công mỹ nghệ với sự hỗ trợ cả công ty Eco Bamboo.
 
3 nhóm còn lại tại bản Ăng Đừa xã Thông Thụ, bản Pù Khoóng xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) và bản Xẹt 2 xã Châu Thắng, huyện Quế Phong (Nghệ An).
 
Đặc biệt, 2 tổ nhóm bản Sại xã Phú Lệ và bản Ôn xã Phú Xuân (huyện Quan Hóa) đã hình thành nên 2 nhóm sản xuất và chế biến luồng giúp tiêu thụ nguyên liệu cho bà con trong bản nói riêng và cho toàn vùng nói chung.
 
Năm 2021, các tổ nhóm sơ chế này mua nguyên liệu luồng cho người sản xuất quy mô nhỏ trong vùng với giá nguyên liệu tre trên toàn vùng tăng khoảng 40% so với việc bán cho thương lái. Điều này cũng thúc đẩy giá bán nguyên liệu luồng trong vùng được nâng cao trung bình tăng 20 - 30% so với các năm trước.
 
 
Với nguồn nguyên liệu chất lượng từ mô hình phục tráng và đạt chuẩn FSC, cùng sự lãnh đạo và quản lý hiệu quả, các mô hình sơ chế tại Quan Hóa tiêu thụ hơn 30 tấn nguyên liệu mỗi ngày/mô hình, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 50 lao động trực tiếp từ các tổ nhóm và đạt mức tăng trưởng hơn 300% trong năm 2021. Thu nhập trung bình của mỗi lao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
 
Trong khi đó, mô hình tổ chế biến nguyên liệu bản Ngàm (huyện Quan Sơn) thu hút hơn 20 lao động trực tiếp và khoảng 30 lao động gián tiếp của các hộ dân. Tiêu thụ hơn 10 tấn nguyên liệu lùng mỗi ngày. Thu nhập mỗi lao động trực tiếp trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.
 
Ngoài ra, đến nay, dự án đã thử nghiệm thành công 11 mô hình thí điểm bao gồm: 2 mô hình phục tráng rừng luồng tại Quan Hóa; 4 mô hình phục tráng rừng vầu/lùng tại Quan Sơn (1), Quế Phong (2) và Quỳ Châu (1); 2 mô hình sơ chế tre ở Quan Hóa; 1 mô hình sản xuất giống, 1 mô hình trồng thâm canh cây lùng và 1 mô hình chế biến tre tại Quan Sơn.
 
Để làm được như vậy, dự án đã hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân cùng các HTX tăng cường tiếp cận các thị trường cả trong nước lẫn quốc tế. Ngoài ra, dự án này cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác công tư để hỗ trợ về chính sách và quản trị.
 
Cụ thể, 2 liên minh công tư được thành lập ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An hoạt động hiệu quả và các chính sách quốc gia được cải thiện nhằm nâng cao và hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị bền vững và toàn diện.
 
Hiện đã có 1 chính sách cấp tỉnh đã được phê duyệt tại Nghệ An là “Kế hoạch Quản lý rừng bền vững cho cây lùng tại Nghệ An thuộc 2 huyện Quế Phong và Quỳ Châu”.