• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
15 Tháng Mười Một 2024 12:01:05 SA - Mở cửa
Mỹ: Bài toán cân đối giữa thất nghiệp và lạm phát
Nguồn tin: Vietnam+ | 25/08/2022 7:38:19 SA
Theo các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vấn đề lạm phát vẫn chưa được giải quyết chừng nào đà tăng tiền lương của người lao động tiếp tục thúc đẩy chi tiêu bùng nổ.
 
 
Trong tháng Bảy, lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020, giá tiêu dùng của Mỹ không tăng so với tháng trước, nhờ giá năng lượng giảm mạnh. Tuy nhiên, mức tăng vẫn cao so với cùng kỳ năm trước.
 
Theo các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vấn đề lạm phát vẫn chưa được giải quyết chừng nào đà tăng tiền lương của người lao động tiếp tục thúc đẩy chi tiêu bùng nổ.
 
Khi điều này tiếp diễn, việc giảm giá của bất kỳ thứ gì, chẳng hạn như dầu mỏ, chỉ tạo cơ hội cho việc chi tiêu nhiều hơn vào chỗ khác. Do đó, Fed cần phải làm suy yếu vị thế thương lượng của người lao động bằng cách làm cho thị trường lao động chùng xuống một chút.
 
Tuy nhiên, theo tờ The Economist của Anh, điều gì được coi là sự chùng xuống lại là một vấn đề còn rất tranh cãi. Nhìn một cách chung nhất, khái niệm chùng xuống là việc nguồn cung lao động vượt qua nhu cầu lao động: Nhiều người theo đuổi một số ít việc làm.
 
Trong điều kiện như vậy, các công ty không cần phải làm gì nhiều để thu hút hoặc giữ chân người lao động, và do đó tốc độ tăng lương sẽ chậm lại, nếu có. Trong ba tháng tính đến tháng Bảy, mức lương trung bình theo giờ của một công nhân Mỹ đã tăng gần 7% - gần gấp đôi tốc độ nhanh nhất đạt được trong những năm 2010.
 
Thực tế này, chứ không phải là giá dầu cao hay giá thuê nhà tăng vọt, là điều khiến Fed gặp khó khăn nhất và là điều Fed tìm cách giải quyết thông qua lãi suất cao hơn.
 
Dù vậy, các nhà kinh tế không đồng ý về việc phải đưa bao nhiêu vào thị trường lao động và đưa vào đâu. Phần lớn các tranh luận gần đây tập trung vào mức độ cơ hội việc làm so với số lao động thất nghiệp, một tỷ lệ đã ở mức gần như cao kỷ lục trong suốt năm qua. Do nhiều công ty đang cố gắng thuê lao động từ một thị trường công nhân có sẵn rất ít, nên chẳng có gì là ngạc nhiên khi các đề nghị trả lương đang tăng vọt.
 
Một số quan chức Fed lập luận rằng chính vì số vị trí trống quá cao, có thể đẩy một sự chùng xuống vào thị trường lao động thông qua việc giảm số lượng đăng tuyển mới - mà không cần phải đẩy hàng triệu người ra khỏi công việc.
 
Tháng Bảy, Chris Waller và Andrew Figura, hai quan chức của Fed, đã xuất bản một nghiên cứu về vấn đề trên, lưu ý rằng mối quan hệ giữa vị trí tuyển dụng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức hiện tại có thể là rất cao, cao tới mức mà nếu đạp phanh tiền tệ không làm tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp, nhưng giảm đáng kể việc làm mới, điều này kiềm chế khả năng chuyển sang công việc được trả lương cao hơn của người lao động. Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
 
Các nhà kinh tế học khác còn tỏ ra hoài nghi. Một phân tích gần đây được xuất bản bởi Alex Domash và Larry Summers thuộc Đại học Harvard và Olivier Blanchard thuộc tổ chức nghiên cứu Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, lưu ý rằng chưa bao giờ có sự sụt giảm lớn về số lượng việc làm mới mà không trùng với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh.
 
Điều này có nghĩa rằng các điều kiện ngăn cản một số công ty quảng cáo tuyển nhân viên mới cũng có thể khiến các nhà tuyển dụng khác sa thải nhân viên. Nhưng do các vị trí tuyển dụng nằm trong khu vực chưa được lên biểu đồ nên thật khó để biết liệu các quy tắc trong lịch sử như vậy có đúng hay không. Ít nhất là kể từ tháng Ba, số lượng việc làm mới ở Mỹ đã giảm gần 10%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống.
 
Việc tăng nguồn cung lao động, thông qua tăng số giờ làm việc trung bình hoặc thông qua sự gia nhập của nhiều người hơn vào lực lượng lao động, có thể có giúp giảm tốc độ tăng lương mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
 
Trong một nghiên cứu mới của David Blanchflower và Jackson Spurling thuộc Đại học Dartmouth và Alex Bryson thuộc Đại học UCL của Anh cho rằng trong những năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, những nguồn cung lao động tiềm năng này đóng vai trò quan trọng hơn trong việc định hình tăng trưởng tiền lương hơn là mức độ thất nghiệp hoặc số lượng vị trí cần tuyển dụng.
 
Hiện tại, dữ liệu của Mỹ về cả số giờ làm việc và sự tham gia của lực lượng lao động dường như cho thấy cơ hội cải thiện. Số giờ làm việc trung bình của mỗi nhân viên gần bằng mức của giữa những năm 2010 và thực tế đã giảm kể từ đầu năm nay, có thể dễ dàng tăng lên. Có lẽ quan trọng hơn, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động vẫn thấp.
 
Thật vậy, trong số những người trưởng thành ở độ tuổi từ 25-54 tuổi, tỷ lệ đang làm việc đang thấp hơn một chút so với trước đại dịch COVID-19 và thấp hơn gần hai điểm phần trăm so với đỉnh vào năm 2000. Rõ ràng, nhiều giờ làm hơn có thể được thực hiện bởi nhiều người hơn - một tình huống chắc chắn đáp ứng định nghĩa của sự chùng xuống.
 
Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào việc liệu những người đã rời bỏ lực lượng lao động trong thời gian tồi tệ nhất của đại dịch có quyết định quay trở lại hay không. Một số người có thể nghỉ hưu vĩnh viễn. Những người khác có thể bị lôi kéo trở lại bởi mức lương tăng chóng mặt và góp phần cho sự chùng xuống.
Nghiên cứu được công bố năm ngoái bởi Bart Hobijn thuộc Đại học Arizona và Aysegul Sahin thuộc Đại học Texas cho thấy rằng sự tham gia vào thị trường lao động có xu hướng tiếp tục tăng trong vài tháng sau khi tỷ lệ thất nghiệp chạm đáy, điều này vẫn chưa xảy ra.
 
Nếu sự gia tăng như vậy trùng với việc số lượng vị trí trống giảm, thì mức tăng lương có thể được kiểm soát mà không cần đến việc tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, một người bi quan có thể chỉ ra rằng sự tham gia vào lực lượng lao động của Mỹ đã giảm trong những tháng gần đây, thay vì tăng lên. Ít nhất cho đến nay, tăng trưởng tiền lương nhanh vẫn không tỏ ra là quá hấp dẫn.
 
Hơn nữa, khi để lạm phát vượt xa tầm tay, Fed hiện có thể cảm thấy buộc phải đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn, thay vì hy vọng vào sự xuất hiện của một số hình thức chùng xuống./.