• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 8:01:25 SA - Mở cửa
Nền kinh tế cao su của Indonesia đang thu hẹp?
Nguồn tin: Tạp chí Cao su Việt Nam | 24/08/2022 5:25:00 CH
Xuất khẩu cao su thiên nhiên (NR) từ Indonesia giảm 9,5% trong nửa đầu năm nay (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022) so với cùng kỳ năm trước. Quốc gia sản xuất NR lớn thứ hai trên thế giới, đóng góp 21% nguồn cung toàn cầu, chỉ xuất khẩu 1,135 triệu tấn NR trong nửa đầu năm 2022
 
6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu giảm 9,5%
 
Sự sụt giảm 9,5% về lượng NR xuất khẩu của Indonesia trong nửa đầu năm nay phần lớn là do sự sụt giảm đáng kể trong các chuyến hàng đến Hoa Kỳ (giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước), Trung Quốc (giảm 17,7%) , Ấn Độ (giảm 44,2%) và Hàn Quốc (giảm 43,8%). Tuy nhiên, các chuyến hàng đến Nhật Bản trong kỳ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, khiến nước này trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia về xuất khẩu NR (bảng 2).
 
https://fireant.vn/charts
 
Indonesia từng là nguồn cung cấp NR ưa thích của nhiều công ty săm lốp ô tô trên thế giới phần lớn bị thu hút bởi lợi thế chi phí so với các đối tác ở các nước Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, NR Indonesia đã mất lợi thế về chi phí trong vài năm qua phần lớn do sản lượng mủ thấp từ các vườn cao su do các yếu tố sau gây ra:
 
Năng suất trung bình từ cây cao su ở Indonesia đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự bùng phát của bệnh nấm Pestalotiopsis vào năm 2017 và sự lây lan sau đó của nó đã lây nhiễm cho gần 0,4 triệu ha cây cao su trưởng thành ở nước này.
 
https://fireant.vn/charts
 
Cấu trúc già cỗi của vườn cao su cũng góp phần làm cho năng suất kém. Để có được năng suất mong muốn từ vườn cây, cây phải được đốn khi hết tuổi thọ kinh tế (khoảng 25 năm sau khi trồng) và trồng lại bằng các dòng vô tính cải tiến. Nhưng những nông dân nghèo thường buộc lòng phải hoãn tái canh do chi phí tái canh cao, thiếu các nguồn thu nhập khác để tồn tại trong thời gian kiến thiết cơ bản dài và không chắc chắn về triển vọng dài hạn từ dự án kinh doanh. Việc thiếu các biện pháp khuyến khích tài chính để tái canh hoặc các hình thức hỗ trợ thể chế hấp dẫn khác cũng buộc nông dân phải giữ lại những cây già cỗi. Do đó, các vườn cao su ở Indonesia chủ yếu là các cây già có năng suất thấp.
 
Năng suất cũng bị ảnh hưởng do giá NR giảm mạnh từ năm 2016 trở lại đây. Nguồn cung NR từ Indonesia phần lớn đến từ các nông hộ nghèo, những người mà việc trồng cao su chỉ là giật gấu vá vai. Giá cả không kinh tế và thiếu sự hỗ trợ của thể chế thường buộc họ phải tiết chế việc duy trì vườn cao su. Năng suất cây kém cộng với giá cả không hấp dẫn thường khiến việc thu hoạch không kinh tế. Tình hình như vậy đã buộc người nông dân phải ngưng cạo mủ. Mặc dù không có dữ liệu xác thực, nhưng nhiều hộ nông dân nhỏ đã chặt cây của họ và chuyển sang trồng các loại cây khác để tìm kế sinh nhai, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch.
 
Năng suất cây trồng kém, nông dân không thu hoạch và chuyển sang trồng cây khác cuối cùng đã dẫn đến tình trạng thiếu cao su nguyên liệu trầm trọng (mủ chén và mủ tấm), gây khó khăn cho các công ty chế biến cao su khối (TSR, Technically Specified Rubber, cao su định chuẩn kỹ thuật) trong nước hoạt động trơn tru. Nguồn cung trong nước kém khiến giá mủ chén trở nên đắt đỏ đối với các công ty chế biến cao su khối. TSR trở nên đắt hơn khi các nhà máy chế biến cố gắng chuyển thêm chi phí nguyên liệu thô cho nó. Bảng 3 trình bày giá FOB của TSR được xuất khẩu từ Indonesia sang một số quốc gia trong tháng 6 năm 2022.
 
 
Các công ty chế biến TSR ở Indonesia ngày càng bị thách thức bởi TSR trên thị trường toàn cầu đến từ các quốc gia có chi phí thấp, đặc biệt là Côte d’Ivoire. Điều đáng chú ý là giá trị đơn vị TSR xuất khẩu từ Indonesia sang Hoa Kỳ trong tháng 6 năm 2022 (181,1 USD/100 kg) cao hơn đáng kể so với giá từ Côte d’Ivoire (162,9 USD/100 kg). Nhiều nhà máy TSR ở Indonesia đang gặp khó khăn trong việc hoạt động hiệu quả do giá nguyên liệu thô tại thị trường nội địa cao và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ TSR giá rẻ từ Côte d’Ivoire. Một số nhà máy chế biến TSR ở Indonesia đã ngừng hoạt động vì họ nhận thấy hoạt động kinh doanh không khả thi về mặt kinh tế trong điều kiện hiện tại. Một số công ty không thể phục hồi sau thiệt hại tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra.
 
Dựa trên xu hướng về số lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm, sản lượng NR của Indonesia trong năm 2022 dự kiến ​​chỉ đạt 2,80 triệu tấn, giảm 8,0% so với năm trước. Đáng chú ý là sản lượng đã có xu hướng giảm từ năm 2018 trở đi như thể hiện rõ ràng từ biểu đồ sau.
 
 
Xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục trừ khi các vườn cao su trong nước được chuyển đổi để có hiệu quả kinh tế bằng cách nâng cao năng suất trung bình. Cần phải có một chương trình tái canh tăng tốc được thiết kế tốt, được hỗ trợ bởi khuyến khích tài chính hấp dẫn, đáp ứng chi phí tái canh khổng lồ và chi phí chăm sóc cho đến khi cây tái canh bắt đầu cho năng suất sau giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài gần bảy năm. Một chương trình như vậy cũng cần có một hợp phần để hỗ trợ sinh kế của người nông dân trong thời gian kiến thiết cơ bản dài hạn. Sau đó, chính phủ có thể thu lại số tiền này bằng cách đánh thuế xuất khẩu khi cây cao su tái canh bắt đầu cho năng suất. Indonesia có tiềm năng tăng gấp đôi năng suất trung bình của NR từ mức 1.000 kg/ha hiện nay. Khi năng suất từ ​​cây tăng gấp đôi, chi phí sản xuất mỗi kg mủ chén giảm đi một nửa. Một chương trình tái canh lớn cũng mang lại cơ hội áp dụng các dòng vô tính cải tiến có năng suất cao, có khả năng chống chịu dịch hại và các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.