• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 5:27:32 CH - Mở cửa
Room tín dụng, vì sao nới ít?
Nguồn tin: VietNam Finance | 13/09/2022 10:41:43 SA
Câu chuyện nâng thêm bao nhiêu hạn mức tín dụng cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm cuối cùng cũng kết thúc. Với việc chỉ có một số TCTD được nới, và nơi nới nhiều, chỗ ít, giới ngân hàng và các chuyên gia đang nổi lên thắc mắc, vì sao như vậy.
 
Nới room từ 1%-4/% tùy từng ngân hàng
 
Theo văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022, hạn mức cấp thêm từ 1% đến 4% room tín dụng so với mức cũ (tuỳ từng ngân hàng). Cụ thể, hạn mức được cấp thêm của các ngân hàng như sau: Sacombank (STB) 4%; HDBank 3,4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); VIB (3%); Agribank 3,5%. Vietcombank và Techcombank cùng được cấp thêm 2,7%. Một số ngân hàng khác cũng được nới room nhưng ở mức thấp hơn như TPBank 1,2%.
 
 
Có khoảng cách trong hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng
 
NHNN khẳng định: tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung); xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…
 
Là một trong những ngân hàng được tăng hạn mức tín dụng, đại diện Vietcombank cho biết, sau khi được tăng thêm 2,7%, Vietcombank đã được tăng tín dụng ở mức 17,7% trong năm 2022. Để được chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa đến cuối năm 2022, trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã nỗ lực để đạt được xếp hạng A theo Thông tư 52 của NHNN về qui định xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn vốn, về thanh khoản, về chất lượng điều hành cũng như đạt kết quả tốt về hoạt động kinh doanh. Bên cạnh, Vietcombank cũng thực hiện tốt các chỉ đạo của NHNN như giảm lãi suất, cho vay đối với doanh nghiệp và người dân cũng như hỗ trợ cho tổ chức tín dụng yếu kém.
 
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Vietcombank, sau khi được NHNN cho phép tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa, Vietcombank vẫn tiếp tục giữ nguyên tắc đưa vốn, tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp...
 
Vì sao NHNN chưa bỏ hạn mức tín dụng?
 
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, vốn tín dụng trên GDP đang ở mức 124% và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong số quốc gia có tỷ lệ này cao nhất thế giới. Chính vì tỷ lệ cao như vậy, khi có biến động trên thế giới, doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng ngay tới hệ thống ngân hàng. Do đó, việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết bởi nếu như ngân hàng gặp vấn đề, mất khả năng chi trả sẽ gây hệ lụy tới nền kinh tế.
 
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, hiện NHNN căn cứ vào quy mô, chất lượng tài sản tín dụng, khả năng an toàn vốn, của ngân hàng để phân bổ hạn mức. “Vì vậy, có sự chênh lệch tăng hạn mức tín dụng của ngân hàng thương mại”, ông Hùng nói.
 
Ông Hùng cũng đồng thời lưu ý, “Nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp hiện nay lớn nhưng không thể tập trung toàn bộ vào cấp vốn của ngân hàng. Trong bối cảnh, việc huy động vốn ở thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán không hiệu quả, người dân, doanh nghiệp tập trung vào vốn của ngân hàng chưa hợp lý. Để nền kinh tế phát triển, cần có sự đồng bộ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa”, ông Hùng cho biết.
 
Theo TS Cấn Văn Lực, vốn tín dụng cũng chỉ chiếm 50% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế, còn lại 50% có thể thu hút từ các nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, thu hút FDI, nguồn vốn đầu tư tư nhân… Ông Lực cho rằng, doanh nghiệp cần phải tính đến các phương án khác nhau trước khi Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét về chủ trương nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tránh tạo ra áp lực quá lớn đối với hệ thống tổ chức tín dụng.