Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và khoáng sản FLC Stone vào diện cảnh báo từ ngày 21/9. Lý do là doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã soát xét.
Ngày 9/9, cổ phiếu
AMD đã bị cắt margin do chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 quá 5 ngày kể từ thời điểm hết hạn công bố (ngày 31/8/2022).
Ngày 15/9, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đưa cổ phiếu
ART của Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và
KLF của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu CFS vào diện cảnh báo.
7 công ty liên quan đến Trịnh Văn Quyết đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin (Ảnh: Int)
Trước đó, HoSE đã huỷ niêm yết cổ phiếu
ROS của Công ty cổ phần Xây dựng
FLC Faros từ ngày 5/9. Tiếp đến, cổ phiếu
FLC của Tập đoàn
FLC và
HAI của Công ty cổ phần Nông dược
HAI bị đình chỉ giao dịch, đồng thời cổ phiếu
GAB của Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản
FLC cũng rơi vào diện cảnh báo.
Như vậy, tính đến nay, 7 công ty liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết – cựu chủ tịch Tập đoàn
FLC đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin.
Trong văn bản giải trình gửi HoSE, lãnh đạo các công ty này cho biết đang "nỗ lực hết sức" để khắc phục vi phạm. Các công ty cùng đối mặt khó khăn là đã liên hệ, thuyết phục nhiều đơn vị kiểm toán nhưng đều bị từ chối hợp tác "vì lý do khách quan liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, điều tra về việc thao túng thị trường chứng khoán".
Trên sàn chứng khoán, giá các cổ phiếu nêu trên đều giảm sâu so với vùng giá trước khi Trịnh Văn Quyết bị bắt. Trừ
GAB xấp xỉ 200.000 đồng/cp nhưng mất thanh khoản, giá các mã còn lại đều không quá 5.000 đồng/cp.
Chốt phiên 15/9,
KLF giảm sàn về 2.000 đồng/cp,
ART mất 5,7% về 3.300 đồng/cp, còn
AMD giảm 4,1% về 2.110 đồng/cp sau thông tin bị đưa vào diện cảnh báo khiến các mã này biến động mạnh.
Trên một diễn biến khác, ngày 13/9, Tập đoàn
FLC nhận được Quyết định số 44135/QĐ-CTHN-QLN ngày 8/9/2022 của Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Tập đoàn
FLC. Lý do bị cưỡng chế là Tập đoàn
FLC có số tiền quá hạn nộp gần 325,8 tỷ đồng phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Việc Cục thuế Hà Nội ngừng sử dụng hóa đơn đồng nghĩa với việc Tập đoàn
FLC sẽ không thể xuất hóa đơn cho các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ.
Vào các ngày 28 và 29/7, Cục thuế Hà Nội đã ban hành 9 quyết định về việc phạt Tập đoàn
FLC 11,5 triệu đồng vì chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, đồng thời cưỡng chế gần 72 tỷ đồng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của
FLC mở tại các ngân hàng: Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank, MB, OCB, VIB và VPBank
Trước đó, Cục thuế tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định cưỡng chế thuế Tập đoàn
FLC hơn 224 tỷ đồng.