• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:26:34 CH - Mở cửa
Bài 3: Phục hồi kinh tế, củng cố niềm tin
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 19/04/2023 6:55:00 CH
 Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi ngoạn mục. Việt Nam được coi là điểm sáng trong khu vực nhờ sự phát triển kinh tế vững vàng và khả năng phục hồi nhanh sau Covid-19.
 
Chính sách nhanh chóng, thẩm thấu vào cuộc sống
 
Năm 2022, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức khó lường, song cùng với việc triển khai tích cực, quyết liệt các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo.
 
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, trong bối cảnh tình hình rất khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; kiên định, kiên trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, mục tiêu đề ra; vừa nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, vừa tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và ứng phó kịp thời những vấn đề mới phát sinh…
 
“Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội đã đi vào cuộc sống thông qua các chương trình hành động, các biện pháp, giải pháp của Chính phủ. Bởi chỉ có Nghị quyết này mới cho phép Chính phủ được triển khai những biện pháp chưa từng có tiền lệ, vượt ngoài khung khổ. Nhờ vậy, Chính phủ có thể đưa ra một loạt các giải pháp chỉ đạo, điều hành như thời gian vừa qua, từ việc mua sắm thiết bị y tế, vaccine, triển khai tiêm chủng toàn dân, hay thực hiện những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp…” - TS Vũ Tiến Lộc nhận xét.
 
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 đạt 9.513,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.
 
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung
 
Các số liệu kinh tế cho thấy tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra sau đại dịch và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cho thấy niềm tin vững chắc của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng kinh tế Việt Nam.
 
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) đánh giá: “Dự báo tăng trưởng ban đầu của năm 2022 ước ở mức 6% - 6,5% nhưng kết quả cả năm đã đạt hơn 8%. Điều này cho thấy Nghị quyết 43/2022/QH15 đã phát huy hiệu quả vì mục tiêu kỳ vọng mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu khi ban hành gói chính sách này là nhằm hỗ trợ tăng trưởng thêm từ 1,5% - 2%”.
 
Nhiều ý kiến đánh giá năm 2022 là năm của những biến động nhanh, phức tạp, khó lường, có nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, nhưng cũng là năm của quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, ý nghĩa đầu tiên của việc triển khai các Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 11 của Chính phủ về hỗ trợ phục hồi kinh tế là tạo động lực và niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
 
Các chính sách này đều nhận được sự đồng lòng rất cao, với quá trình xây dựng kỹ lưỡng, cả về chính sách tài khóa và tiền tệ, tác động cả tổng cung và tổng cầu, sử dụng chính sách tài khóa nhiều hơn chính sách tiền tệ, ban hành đúng lúc, kịp thời. Từ đó, góp phần tạo thành công quan trọng nhất là giữ được ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh rất nhiều khó khăn từ cả trong và ngoài nước, như mục tiêu mà Chủ tịch Quốc hội nhiều lần nhấn mạnh.
 
Bệ đỡ cho tăng trưởng năm 2023 và cả giai đoạn 5 năm
 
Từ góc nhìn của định chế tài chính quốc tế, các chuyên gia ngân hàng HSBC cho rằng, năm 2022 là một năm phục hồi bùng nổ, giúp Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Bất chấp những "cơn gió ngược" có tính chu kỳ, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và LG gần đây đã công bố họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, càng cho thấy sự hấp dẫn lâu dài của Việt Nam.
 
Tuy nhiên, với năm 2023, xu thế khó khăn của tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng. Điều này đã thể hiện tương đối rõ khi tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, thấp hơn so với kịch bản đầu năm.
 
"Sự đồng hành hiệu quả giữa Quốc hội và Chính phủ
 
“Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XV đã mở ra một giai đoạn đồng hành, sát cánh rất chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ. Quốc hội không chỉ chờ Chính phủ đưa ra những sáng kiến, trình lên những dự án, hay kế hoạch theo chương trình, mà Quốc hội còn chủ động đưa ra những sáng kiến về lập pháp hay về phát triển kinh tế - xã hội.
 
Nghị quyết 43/2022/QH15 chính là một sáng kiến theo hướng đó để Chính phủ chủ động đưa ra các biện pháp tạm thời trong bối cảnh rất đặc biệt, mở đường cho các hoạt động của Chính phủ. Các kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của cả năm nay đã phản ánh hiệu quả của các chương trình hành động của Chính phủ, với sự mở đường từ những nhiệm vụ được Quốc hội giao trong Nghị quyết 43/2022/QH15. Như vậy, cả Chính phủ và Quốc hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong bối cảnh khó khăn. Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội chính là nền tảng quan trọng, đánh dấu sự đồng hành hiệu quả giữa Quốc hội với Chính phủ trong bối cảnh khó khăn”. - TS Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội."
 
Đánh giá về kết qủa này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn gia tăng, nhất là tình hình kinh tế thế giới không thuận, lạm phát thế giới vẫn ở mức cao, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là ở các nền kinh tế lớn giảm mạnh, kết quả đạt được quý I/2023 cơ bản là tích cực, tăng trưởng GDP là mức khá so với bình quân chung của thế giới và khu vực.
 
Có được kết quả này, một phần nhờ động lực quan trọng của kinh tế quý I/2023 cũng như là điểm tựa được kỳ vọng cho cả năm 2023 là nguồn lực đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ khu vực nhà nước quý I tăng hơn 11%, trở thành nguồn vốn mồi quan trọng để thúc đẩy vốn đầu tư toàn xã hội.
 
Bên cạnh đó, năm 2023 là năm có kế hoạch vốn đầu tư công rất lớn, bao gồm cả vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án trong Chương trình phục hồi đã cơ bản hoàn thành thủ tục, đến thời điểm này sẽ tập trung giải ngân, tạo thuận lợi đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả về trước mắt và lâu dài.
 
Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu, dư địa lớn nhất của năm 2023, đó chính là các giải pháp, chính sách mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành trong vòng hai năm vừa qua, đặc biệt là những nhóm giải pháp liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế, đó là những giải pháp rất căn cơ.
 
Như vậy, dù còn nhiều khó khăn, gập ghềnh trước mắt, song với dư địa của tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022, với lực đẩy quan trọng từ đầu tư công năm 2023, với những quyết sách kịp thời, bài bản, con tàu kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ vượt sóng gió thành công, hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2023, từ đó góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
 
"Kỳ họp bất thường trở thành bình thường để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
 
Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 43 cho thấy, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết đã rất trúng và đúng thời điểm, trở thành quyết sách chiến lược quan trọng giúp phục hồi nền kinh tế. Đặc biệt là, cùng với Nghị quyết 43, tinh thần khẩn trương, quyết liệt, đồng hành sát sao đã trở thành hoạt động bình thường của Quốc hội chứ không phải chỉ xảy ra trong tình huống khẩn cấp giai đoạn đại dịch. Các kỳ họp bất thường của Quốc hội, các phiên họp không kể đêm ngày của các cơ quan của Quốc hội nay đã trở thành bình thường để đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn."