• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 4:01:53 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp logistics hướng đến phát triển xanh
Nguồn tin: Báo Hải quan | 01/06/2023 7:10:00 SA
Logistics xanh được xem là mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
 
 
Tân Cảng Cái Mép (TCIT) là cảng thứ hai tại Việt Nam nhận danh hiệu Cảng Xanh. Ảnh: Q.K
 
Nắm bắt xu hướng này, doanh nghiệp logistics đang từng bước tham gia hỗ trợ sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước cũng như xuất, nhập khẩu với những tiêu chí xanh để hướng tới phát triển bền vững.
 
Trợ lực cho doanh nghiệp
 
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, những năm gần đây mặc dù chịu tác động mạnh của dịch Covid-19 song ngành logicstics Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, của Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng cũng như nỗ lực cải thiện từ bản thân doanh nghiệp.
 
Cùng với đó, xu hướng đầu tư vào ngành logistics đang tăng nhanh. Hiện nhiều doanh nghiệp logistics toàn cầu khi thuê ngoài dịch vụ cũng yêu cầu tiêu chuẩn khí thải đối với các doanh nghiệp logistics thứ ba. Trước bối cảnh đó đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh hóa”. Việc thực hiện tốt hoạt động logistics xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm sự phát triển bền vững.
 
Theo ghi nhận, hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang hưởng ứng với xu hướng logistics xanh, lan tỏa thông điệp ý nghĩa về môi trường và thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Chẳng hạn như Tân Cảng Sài Gòn đã xây dựng cảng xanh hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường với các mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, xây dựng và áp dụng các biện pháp bảo vệ và thân thiện với môi trường; bảo đảm anh ninh và phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng môi trường của cảng; ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc quản lý các hoạt động; thay thế thiết bị nâng hạ sử dụng dầu diesel bằng các thiết bị chạy điện… Trong đó, Tân Cảng - Cát Lái tại TPHCM là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng Mạng lưới dịch vụ cảng APEC.
 
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm và ách tắc giao thông, hiện nay, 80% vận chuyển hàng hóa giữa cảng Cái Mép - Thị Vải và khu vực lân cận với Tân Cảng Sài Gòn được thực hiện bằng xà lan thay cho ô tô tải. Ở các cảng thành phần phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long được phát triển vận tải bằng xà lan thay cho xe tải đã góp phần giảm thiểu khí thải CO2. Việc tăng cường vận tải thủy với sức chở cùng lúc được 3.000 TEU thay thế được khoảng 2.000 ôtô chở container; áp dụng chứng từ điện tử giúp thời gian xe đậu chờ tại cổng cảng giảm từ 13 phút xuống còn 6 phút...
 
Hay như mô hình "Bưu cục di động" của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã cắt giảm được các khâu trung gian, giảm 15% quãng đường vận chuyển và số lượng xe trung chuyển. Đồng thời, Viettel Post cũng triển khai giải pháp lắp đặt điện mặt trời cho hệ thống kho chia, chọn, phân phối bưu phẩm, bưu kiện để cung cấp năng lượng cho thiết bị chiếu sáng, máy điều hòa nhiệt độ...
 
Gia tăng giá trị dịch vụ nhờ chuyển đổi số
 
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, logistics ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng. Nhằm gia tăng giá trị dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp logistics xác định chuyển đổi số là một trong những chiến lược tiên quyết cần hướng đến.
 
Đơn cử, trong tháng 3/2023 vừa qua, U&I Logistics tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào hệ thống kho ngoại quan, mang đến cho khách hàng một “không gian ảo – trải nghiệm thật” độc đáo và mới lạ lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Tương tự, với ứng dụng phần mềm văn phòng không giấy tờ (Office No Papper - ONP) được U&I Logistics xây dựng và triển khai đưa vào ứng dụng hơn 10 năm nay giúp quản lý được luồng đi của lô hàng, đảm bảo được lô hàng của các khách hàng được xử lý, giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, thao tác thông quan tờ khai chỉ cần 30 phút xử lý kể từ khi truyền lên hệ thống Hải quan.
 
Hiện U&I Logistics đang vận hành 5 ứng dụng quản lý nghiệp vụ theo nhu cầu đặc thù của khách hàng như quản lý kho (WMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý vận hành tập trung (ONP), quản lý nhân sự (HRM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và 1 ứng dụng quản trị (BI). Đây là hệ sinh thái công nghệ do chính đội ngũ kỹ thuật U&I Logistics làm chủ hoạt động vận hành giúp phục vụ nhu cầu doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn, điển hình là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
 
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Trợ lý ảo (Chatbot Pi) của Tân Cảng Sài Gòn được học máy 25 kịch bản, 301 bước quy trình, 4.532 câu mẫu để trả lời tự động cho khách hàng. Với kiến thức được trang bị đó, Chatbot Pi có thể trả lời ngay lập tức các vấn đề của khách hàng với tỷ lệ 100% khách hàng liên hệ đều nhận được phản hồi. Hiện trợ lý ảo Chatbot Pi đã xuất hiện trên ePort và fanpage, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin cho khách hàng, giúp giảm bớt thời gian, công sức cho tư vấn viên của trung tâm chăm sóc khách hàng và nâng tầm chất lượng dịch vụ của Tổng công ty. Trong tương lai, để đáp ứng yêu cầu phát triển, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ tích hợp thêm các công nghệ để thiết lập mô hình đa kênh (omni-channel) nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trong ngành khai thác cảng và cung cấp dịch vụ logistics.