• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,78 +3,45/+0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:55:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,78   +3,45/+0,28%  |   HNX-INDEX   221,97   +0,21/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   91,16   -0,34/-0,38%  |   VN30   1.289,79   +3,12/+0,24%  |   HNX30   469,92   +0,11/+0,02%
22 Tháng Mười Một 2024 1:04:17 CH - Mở cửa
Bàn lộ trình chuyển đổi nhiên liệu tại các nhà máy điện than của Việt Nam
Nguồn tin: Tạp chí Năng lượng VN | 14/06/2023 8:40:00 CH
Để triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, cũng như lộ trình chuyển đổi năng lượng được nêu trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và 3 Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3, cùng các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than khẩn trương xây dựng lộ trình thực hiện chuyển đổi nhiên liệu than sang sinh khối và ammoniac tại các nhà máy điện than.
 
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã lắng nghe các ý kiến từ các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện đốt than về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chuyển đổi nhiên liệu từ đốt than sang amoniac và nhiên liệu sinh khối.
 
 
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp với các nhà đầu tư nhiệt điện than. Ảnh: MOIT.
 
Về các nhà máy nhiệt điện than do EVN quản lý, ông Nguyễn Tài Anh - Phó tổng Giám đốc EVN cho biết: Hiện EVN đang quản lý, vận hành 15 nhà máy nhiệt điện than với 36 tổ máy, có tổng công suất đặt 12.633 MW. Trong đó, có 2 tổ máy đã vận hành hơn 20 năm, với công suất 600 MW; 4 tổ máy đã vận hành gần 40 năm, với tổng công suất 440 MW; 4 tổ máy vận hành gần 50 năm, với tổng công suất 100 MW. Đến năm 2030, EVN có thêm 4 tổ máy vận hành hơn 20 năm với tổng công suất 1.230 MW.
 
Hiện EVN đã và đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và có kế hoạch chuyển đổi với một số tổ máy của nhà máy như: Uông Bí mở rộng (tổ máy S7), Quảng Ninh (S1, S2) với loại nhiên liệu dự kiến sinh khối, ammoniac…
 
Theo ông Nguyễn Tài Anh: Khó khăn chính là công nghệ đốt trộn amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện (trong giai đoạn thử nghiệm), chưa có nhà máy nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật, cũng như các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường, thiết bị.
 
Mặt khác, khả năng cung cấp nhiên liệu ammoniac, sinh khối trong giai đoạn hiện nay ở trong nước và trên thế giới còn hạn chế, chưa đảm bảo nguồn nguyên liệu sinh khối, ammoniac để vận hành lâu dài và ổn định.
 
Ý kiến của TKV, Tổng công ty Phát điện 1,2,3, cùng các chủ đầu tư khác đều băn khoăn về giá biomass trên thị trường cao hơn giá than. Trong khi đó, chúng ta chưa có cơ chế, chính sách về hỗ trợ giá chuyển đổi cho nhà máy thực hiện đồng đốt sinh khối, ammoniac để các nhà máy mở rộng thử nghiệm. Do đó, các chủ đầu tư kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương sớm có lộ trình và các cơ chế, chính sách cụ thể (về quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ tài chính, giá bán điện) làm cơ sở để các nhà máy nhiệt điện triển khai.
 
Còn ý kiến của các chủ dự án nhiệt điện đốt than BOT (Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân 1, Duyên Hải 2) cho rằng: Các điều khoản của hợp đồng mua, bán điện đã được ký kết, khi chuyển đổi nhiên liệu giá thành sản xuất sẽ cao hơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Như vậy, thời gian còn lại của hợp đồng sẽ thực hiện như thế nào? Phần chi phí tăng thêm cho chuyển đổi công nghệ, chi phí nhiên liệu chuyển đổi, bên nào phải chịu? v.v...
 
Ngoài ra, còn các khó khăn vướng mắc khác (như thủ tục cấp phép liên quan, thủ tục môi trường ở Viêt Nam do chưa có quy định cho loại hình mới này). Cùng với đó là chi phí đầu tư cải tạo, nâng cấp lớn, giá thành sản xuất điện sẽ tăng và tính hiệu quả kinh tế không cao trong khi tuổi thọ các hệ thống, thiết bị đã qua nhiều năm vận hành sẽ ảnh hưởng đến thời gian thu hồi vốn của dự án.
 
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các chủ đầu tư, chủ sở hữu của nhà máy nhiệt điện than thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 ngày 2/11/2019 của Thủ tướng và Biểu đồ cung cấp than do Bộ Công Thương ban hành trong các năm. Đồng thời, xây dựng lộ trình và thể hiện quyết tâm bằng cam kết với Chính phủ Việt Nam qua Bộ Công Thương.
 
Theo đó, các chủ đầu tư cần chủ động tìm hiểu, đề xuất cơ chế, chính sách của các quốc gia, các tổ chức quốc tế dựa trên các cam kết, tuyên bố của họ trên các diễn đàn... Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ tập hợp và có kiến nghị với tổ chức quốc tế.
 
Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo chủ trì với các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách (dựa vào những cam kết của các tổ chức quốc tế để đưa ra một số cơ chế chính sách ban đầu)./.