• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 9:01:10 CH - Mở cửa
"Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư bất động sản thương mại"
Nguồn tin: BizLive | 27/06/2023 9:44:59 SA
Nhà đầu tư luôn tìm đến những nơi thể hiện ​​sự tăng trưởng, như chỉ số kinh tế tích cực, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu phát triển, đô thị hóa nhanh. Việt Nam có đủ những thuộc tính đó, cộng tăng trưởng GDP cao, ổn định. Đây là động lực cho lĩnh vực bất động sản phát triển.
 
 
Ông Matthew Bouw, CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Cushman & Wakefield
 
Ông Matthew Bouw, CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Cushman & Wakefield, vừa có chuyến thăm Việt Nam lần đầu sau đại dịch, và có những chia sẻ về góc nhìn của nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
 
Thưa ông, nhà đầu tư nhận định như thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam, và điều gì có thể thu hút họ đến với Việt Nam?
 
Khoảng 2 tháng trước, tại trụ sở Cushman & Wakefield ở Singapore, chúng tôi đã mở sự kiện chào đón 80 nhà đầu tư tổ chức lớn nhất thế giới, nhiều trong số đó là nhà đầu tư châu Á.
 
Trong sự kiện này, chúng tôi thăm dò ý kiến của các lãnh đạo công ty về các thị trường đầu tư bất động sản ưa thích của họ và câu trả lời đa số gọi tên Nhật Bản, Úc và Việt Nam. Tâm lý tích cực dành cho Việt Nam là nhờ lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh và các chỉ số cơ bản tiềm năng như dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu đang trên đà tăng trưởng. Thêm vào đó, các nhà đầu tư tổ chức sẽ luôn nhắm đến các thị trường ổn định và đáng tin cậy.
 
Đã có nhiều nghị định và quy định mới được ban hành tại Việt Nam, bên cạnh nhiều sáng kiến ​​tích cực khác mà chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật cũng như môi trường kinh doanh nói chung. Những sáng kiến ​​này là một bước tích cực để Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư bất động sản thương mại.
 
Về phía khách thuê, thật thú vị khi thấy nhiều công ty đa quốc gia lớn đang thành lập tại đây, như: Lego, Panasonic, Samsung, LG, Sharp,... Đây là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư tổ chức vì khách thuê đi đâu, các nhà đầu tư tổ chức sẽ theo chân đến đó.
 
Nhà đầu tư đang bị hấp dẫn bởi phân khúc nào nhất?
 
Công nghiệp và hậu cần là loại tài sản được ưu tiên. Mặt khác, TP.HCM vẫn là thị trường có lợi cho chủ nhà, tôi nghĩ nhà đầu tư cũng sẽ xem xét tài sản văn phòng hạng A tiềm năng. Nếu tòa nhà văn phòng có vị trí thuận lợi, có các yếu tố ESG cần thiết, cơ cấu khách thuê tốt, tăng trưởng cho thuê mạnh mẽ, thời hạn thuê hấp dẫn và công suất thuê cao… thì đó vẫn sẽ là một tài sản hấp dẫn với nhà đầu tư.
 
Các nhà đầu tư luôn tìm đến những khu vực đang thể hiện ​​sự tăng trưởng, như chỉ số kinh tế tích cực, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang phát triển và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Việt Nam có tất cả những thuộc tính đó, cộng với tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định. Tất cả những yếu tố đó chính là động lực cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực bất động sản.
 
Việt Nam đứng ở vị trí nào đối với nhà đầu tư khi so sánh với các thị trường khác?
 
Vốn đầu tư tổ chức đã thâm nhập và hoạt động sôi nổi ở nhiều thị trường lớn trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương.
 
Ở Ấn Độ, dù đã có một lượng vốn đáng kể từ các nhà đầu tư tổ chức đang hoạt động tại đây, nhưng tổng giá trị của thị trường vẫn còn tương đối nhỏ khi so với các thị trường lớn khác. Ở Đông Nam Á, Việt Nam và Philippines là hai trong số những thị trường mới nổi được săn đón nhiều nhất.
 
Có nhiều điểm tương đồng giữa cách các nhà đầu tư tổ chức tiếp cận thị trường Ấn Độ và Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn đã gia nhập thị trường Ấn Độ thông qua việc hợp tác với các nhà phát triển và doanh nghiệp địa phương. Các thị trường mới nổi rất đa sắc thái và phức tạp, vì vậy các nhà đầu tư cần thành lập quan hệ đối tác với doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ trong việc xin giấy phép, tìm nguồn nguyên liệu và tìm kiếm nhân tài.
 
Đó là cách dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư tổ chức, vì vậy chúng ta vẫn sẽ chứng kiến những mối quan hệ hợp tác sẽ tiếp tục đà phát triển trong lúc thị trường Việt Nam dần trưởng thành.
 
Đâu là vị trí của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư, nhất là so với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?
 
Đến năm 2029, ba trong số bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm ở châu Á. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu lớn đối với tài sản bất động sản thương mại trên toàn khu vực.
 
Các nhà đầu tư sẽ luôn tìm kiếm một nơi an toàn để đầu tư mang lại sự tăng trưởng. Nếu cơ sở hạ tầng được thiết lập để cho phép đầu tư, chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng vượt bậc ở các thị trường, như: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.
 
Việt Nam sẵn có các động lực tăng trưởng và có thể trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn nữa nếu không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.
 
Làm sao để Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác, thưa ông?
 
Việt Nam cần tiếp tục khẳng định là một điểm đến tuyệt vời với các quy định và tuân thủ phù hợp cũng như cơ sở hạ tầng tốt, nơi các nhà đầu tư có thể xin giấy phép và triển khai dự án một cách nhanh chóng. Vẫn có rất nhiều cơ hội nằm trong lĩnh vực công nghiệp và hậu cần, sản xuất cao cấp và trung tâm dữ liệu đang phát triển.
 
Trong hai năm gần đây, lượng dữ liệu được lưu trữ trên thế giới đã tăng gấp đôi. Với sự phát triển của trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử và điện toán đám mây nói chung, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm tập hợp các ngành công nghệ đang lên đó. Bằng cách duy trì các động lực tăng trưởng kèm theo các yếu tố hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng. Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và thậm chí trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ trong mắt các nhà đầu tư.
 
Cảm ơn ông!