• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:47:59 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp kêu khó vay vốn, dư nợ cho vay bất động sản tại ngân hàng vẫn tăng cao
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 09/08/2023 1:51:53 CH

Tại báo cáo tài chính quý II/2023, 8 trong số 12 ngân hàng thuyết minh về tỷ lệ cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) trên tổng dư nợ ghi nhận tỷ lệ này tăng so với cuối năm 2022. Báo cáo tài chính phần nào cho thấy bức tranh tín dụng bất động sản của ngành ngân hàng.

Ngân hàng không “ngại” cho vay bất động sản

Báo cáo tài chính riêng lẻ quý II của Techcombank cho thấy, ngân hàng này tiếp tục dẫn đầu toàn hệ thống với gần 154.000 tỷ đồng dư nợ cho vay kinh doanh BĐS, tăng 41% so với đầu năm.

Techcombank cũng là “quán quân” về tỷ lệ cho vay BĐS trên tổng dư nợ với 33,68%, tăng 7,23% so với thời điểm cuối năm 2022 và chiếm đến 60% tổng dư nợ cho vay BĐS của cả 12 nhà băng thuyết minh hoạt động này. Techcombank không thông tin về số dư cho vay BĐS cá nhân.

Techcombank được biết đến là một trong những "anh cả" trong lĩnh vực cho vay BĐS trong nhiều năm qua. Có thời điểm, dư nợ cho vay BĐS đối với doanh nghiệp và cả cá nhân tại ngân hàng này chiếm 71% tổng dư nợ.

Đứng kế về tỷ lệ cho vay BĐS trên tổng dư nợ là VietBank với 17,98%, song giảm 2,62% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ này chỉ đối với khách hàng doanh nghiệp.

Cùng với VietBank, chỉ 2 ngân hàng khác trong số 12 đơn vị được thống kê ghi nhận tỷ lệ này giảm, gồm PGBank giảm 2,84%, KienlongBank giảm 0,08%.

8 trong số 12 ngân hàng thuyết minh về tỷ lệ cho vay lĩnh vực kinh doanh BĐS trên tổng dư nợ ghi nhận tỷ lệ này tăng so với cuối năm 2022 (Ảnh minh họa).

Những ngân hàng khác ghi nhận tỷ lệ cho vay BĐS trên tổng dư nợ tăng sau 6 tháng đầu năm bao gồm SHB tăng 6,51%, HDBank tăng 3,56%, TPBank tăng 1,44%, Saigonbank tăng 0,95%, MB tăng 0,84%, VPBank tăng 0,83%, MSB tăng 0,07%.

Còn xét về số dư tuyệt đối, “á quân” toàn hệ thống về dư nợ cho vay kinh doanh BĐS là VPBank với 63.553 tỷ đồng. Ngoài tín dụng cho lĩnh vực này, ngân hàng còn cho khách hàng cá nhân vay hơn 88.000 tỷ đồng để mua nhà ở. Do đó, nếu tính gộp cả cho vay BĐS đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, tỷ lệ cho vay BĐS lên tới 36,4%.

Những ngân hàng cho vay BĐS “khủng” khác lần lượt là SHB (58.437 tỷ đồng, chiếm gần 15% tổng dư nợ), HDBank (2.755 tỷ đồng, chiếm 12,05%), MB (28.161 tỷ đồng, chiếm 5,75%), TPBank (13.731 tỷ đồng, chiếm 7,75%), MSB (11.943 tỷ đồng, chiếm 8,82%).

Ngân hàng có dư nợ cho vay BĐS thấp nhất là VIB với chỉ 1.700 tỷ đồng, chiếm 0,72% tổng dư nợ. Lĩnh vực được VIB ưu tiên đặc biệt là “Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình”, đạt 197.000 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ.

Nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước (gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) không công khai dư nợ cho vay kinh doanh BĐS trong báo cáo tài chính quý II. Nhưng theo Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, hết năm 2022, tổng dư nợ cho vay BĐS tại BIDV là 275.000 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay BĐS chiếm khá lớn trong danh mục.

Tại Vietcombank, Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đến hết năm 2022, dư nợ cho vay BĐS tại Vietcombank chiếm trên 20% tổng dư nợ, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp phát triển BĐS và khách hàng cá nhân mua nhà.

Về đối tượng khách hàng, hiện dư nợ cho vay BĐS đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank chiếm khoảng 90% tổng tín dụng cho BĐS. 10% còn lại là cho vay doanh nghiệp BĐS, trong đó tập trung phần lớn vào các doanh nghiệp phát triển BĐS khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây vẫn là khu vực ưu tiên cấp tín dụng của Vietcombank trong năm 2023.

Còn tại VietinBank, dư nợ cho vay BĐS tại thời điểm cuối năm 2022 là 265.477 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ.

Tín dụng kinh doanh BĐS tăng trưởng tốc độ cao

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, thị trường BĐS 6 tháng đầu năm tiếp tục trạng thái trầm lắng. Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay nhưng hoạt động tại thị trường BĐS vẫn chưa sôi động trở lại.

Thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án BĐS, cắt giảm lao động…

Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, 6 tháng đầu năm 2023, tín dụng BĐS tăng trưởng 4,68%, tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (4,73%). Đặc biệt, tín dụng kinh doanh BĐS tăng trưởng với tốc độ cao hơn rất nhiều (17,4%) cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Về cơ cấu tín dụng BĐS, dư nợ về nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất (60,16%, tăng 1,26%), trong đó dư nợ về xây dựng nhà ở thương mại để bán, cho thuê mua, cho thuê tăng 32%, là phân khúc tăng trưởng cao nhất.

Bên cạnh đó, phân khúc nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng và BĐS khu công nghiệp cũng có mức tăng trưởng cao (lần lượt là 29,85% và 16,27%).

Tuy nhiên, đáng chú ý, tín dụng cho tiêu dùng BĐS trong 6 tháng lại giảm 1,12%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 17,63%. Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, con số này cho thấy tới thời điểm hiện tại, nhà đầu tư BĐS là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp.

Bởi vậy, ông Tú cho rằng, việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá BĐS là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực BĐS.

Thanh Hồng