• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 5:15:49 CH - Mở cửa
Thị trường châu Á ngày 11/1: Chứng khoán Nhật Bản đạt kỷ lục mới
Nguồn tin: Vietnam+ | 11/01/2024 5:04:40 CH

 Chỉ số Nikkei của sàn chứng khoán Tokyo đã vượt mốc 35.000 điểm lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1990, nhờ xu hướng giảm mạnh của đồng yen giúp các nhà xuất khẩu được hưởng lợi.

Chứng khoán Nhật Bản vượt mốc 35.000 điểm sau hơn 30 năm. EPA/TTXVN

* Chứng khoán Nhật Bản vượt mốc 35.000 điểm sau hơn 30 năm

Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên 11/1 nhờ dư âm tích cực của thị trường phố Wall phiên trước. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang đón chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ để đưa ra những dự đoán về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chỉ số Nikkei 225 và Shanghai Composite của các sàn chứng khoán Tokyo và Thượng Hải đã lần lượt tăng 1,8% và 0,3% lên các mức 35.049,86 điểm và 2.886,65 điểm. Trong đó, chỉ số Nikkei của sàn chứng khoán Tokyo đã vượt mốc 35.000 điểm lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1990, nhờ xu hướng giảm mạnh của đồng yen giúp các nhà xuất khẩu được hưởng lợi. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 1.27% lên 16.302,04 điểm. Các thị trường Sydney, Wellington, Mumbai, Singapore, Taipei, Manila và Jakarta cũng đều giao dịch trong sắc xanh.

Tâm lý tích cực lan tỏa khắp các thị trường. Trước đó, chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, nhờ cổ phiếu của các “gã khổng lồ” công nghệ bao gồm Amazon, Microsoft và Alphabet tăng mạnh. Những công ty này đã có khởi đầu yếu kém trong các phiên đầu năm 2024. Cùng với đó, giới đầu tư cũng bắt đầu “lên dây cót” để đón đầu mùa công bố báo cáo của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, bitcoin giảm nhẹ sau một đợt tăng giá nhỏ sau khi có thông tin Chính phủ Mỹ đã lần đầu tiên phê duyệt cho một số quỹ FTF bitcoin.

Dữ liệu về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự kiến được công bố ngày 11/1 (theo giờ Mỹ), có thể là yếu tố quyết định thị trường trong ngắn hạn. Các nhà quan sát cảnh báo việc lạm phát không tăng có thể “châm ngòi” cho làn sóng bán tháo cổ phiếu mới.

Chuyên gia Matt Eagan tại hãng dịch vụ đầu tư toàn cầu Loomis Sayles cho biết ông kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục chạm đáy và về dưới ngưỡng 3%, có thể là 2,5%, và Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong vòng 6 tháng tới.


Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN

* Xung đột leo thang đẩy giá dầu đi lên

Giá dầu châu Á đi lên trong phiên 11/1, do lo ngại về xung đột leo thang ở Trung Đông, với nhiều cuộc tấn công vào Dải Gaza, và căng thẳng ở Biển Đỏ, bất chấp việc dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng vọt.

Khoảng 15 giờ 02 phút, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 56 xu Mỹ (0,7%) lên 77,36 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 50 xu Mỹ (0,7%) lên 71,87 USD/thùng.

Trước đó, giá dầu đã giảm trong phiên 10/1 sau thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng vọt, làm dấy lên lo ngại dư cung tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Sự lo lắng của thị trường lại nổi lên sau khi căng thẳng ở Biển Đỏ nổ ra. Song song với đó, xung đột tại Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ông Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG, cho rằng giá dầu dao động thiếu quyết đoán trong tuần này do những người tham gia thị trường cố gắng phân tích tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc.

Trưng bày các thỏi vàng tại ngân hàng Bundesbank ở Frankfurt am Main, Đức ngày 10/4/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN

* USD đi xuống đẩy giá vàng đi lên

Phiên 11/1 chứng kiến giá vàng tăng trong bối cảnh đồng USD tiếp tục giảm trước thềm công bố báo cáo lạm phát của Mỹ. Khoảng 13 giờ 48 phút, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên mức 2.033,71 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng tăng 0,5% lên 2.038,20 USD/ounce.

Nhà phân tích cấp cao Matt Simpson tại City Index, cho biết: “Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị công bố báo cáo về CPI, những nhà đầu tư giá xuống (vàng) có thể đang thực hiện một cách tiếp cận thận trọng”.

Giờ đây, mọi sự chú ý đều đổ dồn về báo cáo lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ, sau đó là dữ liệu giá sản xuất - dự kiến công bố ngày 12/1. Các chuyên gia kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến lạm phát hàng năm của Mỹ sẽ ở mức 3,2% trong tháng 12/2023, trong khi lạm phát cơ bản có thể giảm xuống 3,8% - mức thấp nhất kể từ giữa năm 2021.

Các nhà giao dịch đang đặt cược vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất 140 điểm cơ bản trong năm nay. Họ cũng cho rằng khả năng việc cắt giảm này sẽ bắt đầu ngay sau tháng 3 là 69%. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lời.

Tại Việt Nam, vào cuối phiên 11/1, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 72,80 - 75,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Phương Nga