• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 9:09:05 CH - Mở cửa
Hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán gặp nhiều thách thức
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 28/10/2024 10:01:52 SA

Sau 2 quý có xu hướng hồi phục, hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán trong quý III đã bị thu hẹp đáng kể. Doanh thu từ hoạt động môi giới giảm về mức thấp nhất trong vòng 5 quý trong bối cảnh thanh khoản thị trường giảm sút.

Thống kê trong quý III/2024, tổng doanh thu từ hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán (CTCK) giảm 28% so với cùng kỳ năm 2023, giảm 23% so với quý liền trước.

Môi giới chứng khoán thất thu

Trong đó, hầu hết các CTCK top đầu về thị phần đều ghi nhận doanh thu hoạt động môi giới sụt giảm so với cùng kỳ 2023 và quý liền trước. Xét về số tuyệt đối, Chứng khoán VPS, SSI và VNDirect là các CTCK có sự sụt giảm mạnh nhất so với quý liền trước. Đây cũng là các CTCK đánh rơi nhiều thị phần trong quý vừa qua.

Trong quý III, chỉ có 8 CTCK ghi nhận doanh thu môi giới trên trăm tỷ, con số này giảm mạnh so với thời kỳ giao dịch đặc biệt sôi động hồi cuối 2021 đầu 2022.

Biên lãi gộp của hoạt động môi giới của các CTCK trong quý III/2024 cũng bị giảm từ mức 25,5% cùng kỳ 2023 và 20,6% trong quý II trước đó, xuống còn chưa đến 14%. Lợi nhuận gộp chỉ đạt khoảng hơn 400 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ và chỉ tương đương một nửa so với con số ghi nhận trong 2 quý đầu năm nay.

Hoạt động môi giới của các CTCK trong quý III đã bị thu hẹp đáng kể.

Có thể thấy, sau 2 quý có xu hướng hồi phục, hoạt động môi giới của các CTCK trong quý III đã bị thu hẹp đáng kể. Tổng doanh thu từ hoạt động này chỉ đạt hơn 3.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ 2023 và thấp hơn 23% so với quý trước. Đây là mức doanh thu từ hoạt động môi giới thấp nhất trong vòng 5 quý đối với nhóm CTCK.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này đến từ giao dịch ảm đạm trên thị trường chứng khoán. Trong quý III, giá trị giao dịch bình quân trên HoSE chỉ đạt chưa đến 15.000 tỷ đồng mỗi phiên, thấp hơn khoảng 25% so với cùng kỳ 2023 cũng như giai đoạn nửa đầu năm nay. Thanh khoản suy giảm khiến miếng bánh thị phần của các CTCK bị thu hẹp đáng kể.

Việc biên lãi gộp co lại cho thấy mức độ cạnh tranh vẫn ngày càng trở nên khốc liệt khi các CTCK lao vào cuộc đua miễn, giảm phí để giành thị phần. Hầu hết CTCK đều đã ít nhiều giảm phí giao dịch để thu hút thêm nhà đầu tư và giữ chân khách hàng.

Phần lớn các CTCK đang áp dụng mức phí khoảng 0,1-0,15% (đã bao gồm phí trả về Sở Giao dịch Chứng khoán). Một số khác thậm chí còn chơi lớn với chính sách “zero fee” trọn đời như TCBS, Pinetree, DNSE hay MBS.

Bên cạnh đó, các CTCK còn phải gánh nhiều khoản chi phí cho hoạt động này, dẫn đến lợi nhuận bị bào mòn.

“Nồi cơm” các CTCK bị đe dọa

Thực tế, nhiều CTCK vẫn đang duy trì một hình thức môi giới truyền thống và các khoản hoa hồng cho bộ máy “chạy bằng cơm” này là không hề nhỏ. Tuy nhiên, mô hình không môi giới con người cũng đang ngày càng phát triển, đặc biệt tại những CTCK thế hệ mới.

Hiện nay, khi đến với các CTCK, cách sắp xếp quầy giao dịch đã bị thu hẹp bởi hầu hết các giao dịch đã được thực hiện trực tuyến.

Dù chiến lược khác nhau nhưng không thể phủ nhận mảng nghiệp vụ môi giới vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Những lợi ích từ tệp khách hàng chất lượng có thể mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguồn thu phí giao dịch thông thường, đặc biệt là trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay margin. Thêm nữa, tệp khách hàng lớn từ môi giới góp phần giúp bán chéo các sản phẩm, dịch vụ như cho vay margin, tư vấn, quản lý tài sản, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, qua đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho các CTCK.

Tuy nhiên, trước sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội, cách tiếp cận của các CTCK, đội ngũ môi giới… cần phải có sự thay đổi để thích nghi nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển.

Ông Hoàng Đức Anh, chuyên viên môi giới chứng khoán có 16 năm kinh nghiệm ở VNDirect cho biết, dưới góc độ làm nghề, việc nắm bắt cơ hội nghề trong dài hạn cũng xuất hiện nhiều thách thức. Thách thức đến từ sự thay đổi của ngành lẫn sự cạnh tranh của các nền tảng tư vấn sử dụng công nghệ. Đầu tiên là xu hướng phí giao dịch ngày càng giảm và tiến dần về miễn phí. Trong thời gian qua, không ít CTCK đã miễn phí giao dịch để thu hút khách hàng. Trong tương lai, khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn mạnh mẽ, với sự tham gia quyết liệt của các CTCK lớn. Đó sẽ là thách thức của đội ngũ môi giới để tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế, khi nguồn thu nhập chính có nguy cơ dần bị co lại.

Chuyên viên VNDirect cho biết thêm, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều app giao dịch với những bộ lọc cổ phiếu hay công nghệ phân tích AI giúp nhà đầu tư có thêm nhiều tham khảo. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất của nhà môi giới chứng khoán vẫn là phải có kiến thức, kinh nghiệm và tư duy đầu tư đúng đắn, có góc nhìn nhận vi mô, vĩ mô, làm chủ tâm lý giao dịch, kỷ luật quản trị rủi ro, “đi vốn” hợp lý, mua bán đúng thời điểm tại vùng giá an toàn, đầu tư bằng tiền nhàn rỗi chứ không phải lúc nào cũng mua full cổ phiếu hay dùng full margin, chọn những cổ phiếu cơ bản phản ánh được giá trị nội tại doanh nghiệp tốt là tiêu chí hàng đầu để định hướng, nhắc nhở nhà đầu tư của mình.

"Mọi công nghệ nói chung chỉ là thứ hỗ trợ phần nào cho hoạt động hành nghề, vì bản chất chúng sẽ hoạt động trên các yếu tố mà con người thiết lập cho nó. Ví dụ như phân tích kỹ thuật là dựa vào dữ liệu quá khứ đã diễn ra, nó không có cảm xúc và chỉ phù hợp với cách giao dịch ngắn hạn với biên lợi nhuận nhỏ cho nhà đầu tư linh hoạt. Biên lợi nhuận lớn luôn dành cho nhà đầu tư trung và dài hạn với những cổ phiếu của doanh nghiệp tốt và tăng trưởng đều hàng năm cùng sự phát triển của nền kinh tế cũng như ổn định của chính trị, xã hội. Điều đó sẽ giúp cho nhà đầu tư an tâm nắm giữ chứng khoán cho dù thị trường có trải qua những đợt điều chỉnh được cho là cần thiết trên hành trình đi lên", ông Đức Anh chỉ rõ.

Mặt khác, khi Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 2/11 cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu đủ tiền. Để giúp giao dịch của khối ngoại linh hoạt hơn, các CTCK đang đua nhau tăng vốn và cải thiện dịch vụ giữ chân khách hàng, từ đó "miếng bánh" thị phần sẽ nở ra đáng kể và việc mở rộng thị phần trở thành yếu tố "sống còn" của mỗi CTCK.

Thị phần chứng khoán là mục tiêu mà các CTCK luôn hướng tới, bởi đây được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công của mảng môi giới, đóng vai trò quan trọng mang về nguồn thu lớn cho mỗi doanh nghiệp.

Trong tương lai, chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu hút đến hàng tỷ USD vốn ngoại nếu được nâng hạng. Đây sẽ là mục tiêu mới cho cuộc đua giành thị phần giữa các CTCK.

Hải Giang-Link gốc