• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
01 Tháng Mười Hai 2024 2:21:56 SA - Mở cửa
Giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ còn trầm lắng?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 02/05/2024 8:47:16 SA

Thanh khoản thị trường gần như “mất hút”, trong khi thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Dự báo giao dịch khả năng sẽ còn trầm lắng và một số nhà đầu tư còn lại có thể tiếp tục sẽ thoát khỏi thị trường để hạn chế rủi ro từ tình hình địa chính trị quốc tế đang biến động phức tạp.

Các công ty chứng khoán nhận định thị trường đang khá nhạy cảm với tin tức trong giai đoạn này, dẫn đến VN-Index tăng mạnh rồi lại giảm sốc. Cùng với đó, thanh khoản thị trường giảm sâu, khối ngoại vẫn bán ra hàng trăm tỷ đồng.

Tiền vào nhỏ giọt, VN-Index tăng giảm thất thường

Theo quan sát, thanh khoản thị trường gần như "mất hút" khi vắng bóng những phiên giao dịch tỷ USD, giá trị giao dịch bình quân trên HoSE chỉ duy trì quanh 15.000 tỷ đồng/phiên trong nhiều phiên gần đây. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nhiều dè chừng và đang đứng ngoài “cuộc chơi”, nhất là sắp đến kỳ nghỉ lễ dài ngày cuối tháng 4 và phía trước là hiệu ứng “Bán trong tháng 5” (Sell in May).

Dự báo giao dịch khả năng sẽ còn trầm lắng và một số nhà đầu tư còn lại có thể tiếp tục sẽ thoát khỏi thị trường. 

Với việc thị trường vừa bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày, giao dịch khả năng sẽ còn trầm lắng và các nhà đầu tư còn lại có thể tiếp tục sẽ thoát khỏi thị trường để hạn chế rủi ro từ tình hình địa chính trị quốc tế đang biến động phức tạp.

Mặt khác, lãi suất và tỷ giá vẫn tiếp tục chịu áp lực cũng khiến nhà đầu tư lo ngại khả năng chính sách tiền tệ có thể thay đổi trong thời gian tới, trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng kéo dài chính sách tiền tệ thắt chặt lâu hơn dự kiến.

Theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã đạt mức tăng trưởng 1,6% trong 3 tháng đầu năm nay, giảm so với mức 3,4% được báo cáo trong quý IV/2023. Báo cáo cũng cho biết, lạm phát giá trong quý đầu tiên đã tăng 3,1%, tăng từ mức 1,9% được báo cáo trong quý IV năm ngoái.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại trong quý I, nhưng lạm phát gia tăng tiếp tục làm tiêu tan kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trước tháng 9. Hiện, giới phân tích tiếp tục hạ dự báo số lần Fed giảm lãi suất trong năm 2024 từ 2 lần xuống còn 1 lần.

Một yếu tố đáng chú ý đó là việc hệ thống KRX "lỡ hẹn". Trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) dự kiến ngày 2/5 sẽ triển khai chính thức hệ thống giao dịch mới KRX, thông tin này được đánh giá hỗ trợ tích cực cho thị trường, bởi đây sẽ là cơ sở, nền tảng để phát triển các sản phẩm mới và đáp ứng yêu cầu nâng hạng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn hỏa tốc về thông tin vận hành hệ thống giao dịch KRX. Cơ quan này cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE, đưa hệ thống vận hành chính thức vào ngày 2/5 tới đây. Việc này được cho là có thể ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch chứng khoán trong thời gian tới, nhất là khi mà tâm lý của nhà đầu tư vẫn bấp bênh trước các luồng thông tin trái chiều như hiện nay.

Trên nhiều hội nhóm chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cho biết đang tạm thoát ra thị trường, chờ đợi tính ổn định của nền tảng giao dịch mới như thế nào, bên cạnh các tín hiệu vĩ mô, trước khi nghĩ đến việc tham gia trở lại.

Quan sát diễn biến tỷ giá

Ngược lại, trước đà lao dốc mạnh chỉ trong thời gian ngắn, không ít nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đang hô hào "bắt đáy" khi thị trường rớt về các ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, giới phân tích nhận định rủi ro giảm ngắn hạn của thị trường vẫn còn khi xuất hiện thông tin không tốt, nhất là khi các biến số vĩ mô đang khó lường. Do đó, việc "bắt đáy" có thể mang lại rủi ro.

Với tình hình trong nước, nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu vĩ mô có chuyển biến tích cực hay không. Trước hết là áp lực tỷ giá có sớm hạ nhiệt sau khi nhà điều hành đã có hàng loạt động thái can thiệp hỗ trợ gần đây, từ kế hoạch tăng cung ngoại tệ ra thị trường bằng cách bán ngoại tệ giao ngay cho các tổ chức tín dụng đang rơi vào trạng thái ngoại hối âm, cho đến tổ chức đấu thầu vàng miếng nhằm thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.

Cần lưu ý, áp lực tỷ giá chính là một trong những yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trong thời gian qua. Vì vậy, đây đang là biến số được quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay. Ngoài các giải pháp can thiệp để hỗ trợ thị trường của cơ quan quản lý, các nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến chỉ số USD Index trên thị trường quốc tế, cũng như những nhận định, đánh giá của các quan chức Fed. Dù các dự báo gần nhất cho thấy Fed chỉ có thể giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 9 tới, nhưng nếu cơ quan này bất ngờ giảm lãi suất trong cuộc họp giữa tháng 6, đó là một tín hiệu tích cực sẽ ủng hộ cho thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cần xem xét thêm xu hướng lãi suất thời gian tới sẽ diễn biến ra sao. Việc lãi suất đang đi lên trở lại trên khắp các thị trường đã trở thành gánh nặng tâm lý đè lên các nhà đầu tư trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, yếu tố lạm phát cũng cần phải được dè chừng, trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông có thể thúc đẩy giá dầu tăng vọt trong thời gian tới. Hiện, nhiều nền kinh tế phát triển vẫn đang chứng kiến lạm phát cao dai dẳng, khiến việc nới lỏng chính sách tiền tệ trở lại buộc phải trì hoãn. Đối với Việt Nam, tiền đồng mất giá cũng có thể gia tăng áp lực lạm phát, vì các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn phụ thuộc các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, giá vàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay cũng ảnh hưởng đến tâm lý người dân và làm gia tăng lạm phát kỳ vọng.

“Nhà đầu tư cần thận trọng quan sát diễn biến của tỷ giá, động thái giao dịch của khối ngoại, tránh tâm lý mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro”, một chuyên gia khuyến nghị.

Hải Giang

Link gốc