• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 7:52:36 CH - Mở cửa
Chuẩn bị cho 'chặng đua mới', ông lớn địa ốc tích cực nắn lại dòng tiền
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/06/2024 10:32:47 SA

Bên cạnh việc tập trung vào các mục tiêu trước mắt trong quý III tới, các doanh nghiệp bất động sản đang tích cực chuẩn bị chiến lược dài hơi cho "chặng đua mới" sau giai đoạn đảo chiều, một trong số đó là nắn lại dòng tiền vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền.

Sau thời gian dài “ngụp lặn” trong khó khăn, năm 2024 này, Novaland (NVL) khẳng định sẽ không dành quá nhiều nguồn lực cho các dự án mới, thay vào đó sẽ tập trung cho các dự án trọng điểm là Aqua City (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và Novaworld Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).

Nắn lại dòng tiền

Không chỉ thay đổi chiến lược kinh doanh từ dàn trải, “ôm đồm” nhiều dự án sang tập trung làm dự án nào dứt điểm dự án đó, một trong những động thái dễ nhận thấy của Novaland trong thời gian qua là chủ động “nắn” dòng tiền sang phân khúc nhà ở vừa túi tiền, hướng tới bán cái thị trường cần.

Minh chứng rõ nhất là việc Novaland vừa bắt tay với “trùm” nhà ở xã hội Địa ốc Hoàng Quân để phát triển dòng sản phẩm đang được rất nhiều người mua nhà chờ đợi này. Dự kiến trong năm 2024, 2 bên có thể bàn giao 3.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều địa phương, đồng thời cùng triển khai nghiên cứu phát triển dự án nhà ở xã hội mới thuộc quỹ đất hiện có của NVL.

Không chỉ Novaland, nhiều ông lớn địa ốc cũng đang đẩy mạnh chuyển hướng dòng vốn sang phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, thay vì dồn lực “chạy đua vũ trang” tại phân khúc trung và cao cấp vốn đang lâm vào cảnh dư thừa, thậm chí bão hòa ở nhiều khu vực.

Các doanh nghiệp đang chủ động nắn dòng tiền sang phân khúc ở thực, tích cực bán cái thị trường cần nhằm nắm lợi thế khi bất động sản chuẩn bị bước vào chu kỳ mới.

Điển hình như Phát Đạt (PDR) dự kiến tung ra thị trường dự án nhà ở phức hợp mới tại Bình Dương, với khoảng gần 2.700 căn hộ, shophouse. “Công ty sẽ tập trung phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu ở thực của khách hàng để đạt được mức độ hấp thụ cao nhất của thị trường”, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Phát Đạt, nhấn mạnh về chiến lược sắp tới của đơn vị.

Thị trường "lệch pha", thiếu hụt sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, dẫn tới khủng hoảng niềm tin cũng là những thách thức mà ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) đặc biệt lo ngại. Đây là lý do NLG sẽ nắn dòng tiền vào phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực.

Hàng loạt liên danh trong và ngoài nước cũng đang hướng nguồn lực tới phân khúc bình dân. Đơn cử, công ty cổ phần Đầu tư TT Capital cùng 2 đối tác đến từ Nhật Bản là Cosmos Initia (thành viên của Daiwa House Group) và Koterasu cũng ra mắt liên doanh hợp tác dài hạn trong việc phát triển các dự án bất động sản vừa túi tiền tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Liên doanh tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD trong vòng 5 năm tới, mục tiêu mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 1.000 căn hộ vừa túi tiền.

Kỳ vọng “chặng đua mới”

Một ông lớn khác là Bcons cũng thông báo sẽ ra mắt dự án chung cư cao 36 tầng nổi và 2 tầng hầm, với 500 căn hộ chung cư vừa túi tiền tại Bình Dương. Ngoài ra, Bcons tiếp tục ra thêm sản phẩm tại dự án Bcons City, với 174 căn nhà phố, 8.000 căn hộ ở, 2.000 căn hộ cho thuê...

Sự chạy đua của các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp nguồn cung phân khúc nhà ở vừa túi tiền có thể bùng nổ ở các thị trường vùng ven TP.HCM, Hà Nội trong 1-2 năm tới, giải tỏa "cơn khát" sở hữu nhà cho người dân có nhu cầu ở thực vốn đang lên tới đỉnh điểm trong thời gian qua.

Theo Savills, để có thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân, TP.HCM cần xây thêm hơn 50.000 căn hộ, trong đó 60-70% nhu cầu thuộc phân khúc nhà ở bình dân. Tuy nhiên, trên thực tế, TP.HCM đang khan hiếm trầm trọng, nguồn cung dồn về các thị trường lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... nhưng nhiều khả năng cũng chưa đáp ứng đủ.

Với nhu cầu thực tế lớn như vậy, kể từ 3-5 năm trước, không ít doanh nghiệp đã sớm bước vào đường đua xây nhà ở vừa túi tiền, như Hưng Thịnh, Vingroup, Sungroup, Him Lam, Becamex… Điển hình như vào năm 2022, Vinhomes đặt mục tiêu hoàn thành 500 nghìn căn nhà ở xã hội, và đến nay ông lớn này đã khởi công nhiều dự án nhà ở xã hội ở miền Bắc và miền Trung.

Có thể thấy, phân khúc nhà ở vừa túi tiền đang ở trong thời điểm “thiên thời, địa lợi”, cùng sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội. Nếu có thêm các chính sách hỗ trợ tốt, khả năng tăng nguồn cung nhà ở bình dân từ đó giải “cơn khát” của người dân là hoàn toàn khả thi.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân, cũng từng nhận định các chính sách tốt đang mang lại cho phân khúc này thời cơ "10 năm có một". “Có người muốn rót đến 1.000 tỷ vào Hoàng Quân để làm nhà ở xã hội, có người muốn rót 200 tỷ… Tôi tin rằng với sự ủng hộ này, cùng những chính sách mới thì nhà ở xã hội sẽ phát triển”, ông Tuấn nói.

Có thể thấy, cả doanh nghiệp và người dân đều đang kỳ vọng sẽ có sự đột phá về chính sách để gia tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền. Trước hết, các chuyên gia đang chờ đợi quy định tại các luật mới gồm Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sẽ tạo "hiệu ứng domino", giải quyết những vướng mắc lâu nay của các dự án địa ốc, trong đó có nhà ở xã hội.

Bên cạnh việc chờ đợi sự tác động tích cực của các bộ luật mới, theo chuyên gia, để tăng nguồn cung phân khúc nhà ở bình dân, cần nhiều giải pháp đồng bộ khác. Trước hết là chữa bệnh “có tiền mà không tiêu được”, tăng tốc tiến độ giải ngân, đồng thời hạ lãi suất tại gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề nghị Bộ Xây dựng khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng (từng được Bộ Xây dựng đề xuất trước đó) để đạt mục tiêu xây tối thiểu một triệu căn nhà xã hội đến 2030. Ở gói này, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm, thời hạn vay tối đa 25 năm, tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng áp dụng hơn 10 năm trước.

Đồng thời, để tăng sức hút với doanh nghiệp, ông Châu đề nghị dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội tăng thêm lợi nhuận định mức lên 15%, thay vì 10% như trước, áp dụng cho doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất. Việc "cởi trói" cho doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để cải thiện nguồn cung sản phẩm, mở ra cơ hội mua nhà cho người dân.

Hưng Nguyên-Link gốc