• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
18 Tháng Giêng 2025 6:07:22 CH - Mở cửa
Đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may khởi sắc
Nguồn tin: Vietnam+ | 29/07/2024 9:27:20 SA

 Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ đầu năm đến nay tăng, cụ thể là trong quý II/2024 đã tăng 11,2% so với quý trước đó.

May hàng xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha tại Công ty may Hồ Gươm (Hưng Yên). Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Đơn hàng tăng trở lại giúp một số doanh nghiệp dệt may có kết quả kinh doanh đáng ghi nhận.

Cụ thể, CTCP Dệt may Hòa Thọ lãi quý II tăng vọt 110%, luôn mang về khoản cổ tức bằng tiền đều đặn cho Vinatex. Đây cũng là mức lãi cao nhất 7 quý doanh nghiệp này đạt được. Theo ghi nhận doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 1.094 tỷ đồng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn giảm nhẹ 1% giúp biên lãi gộp cải thiện từ 9% trong quý II/2023 tăng lên 14%. Lợi nhuận gộp nhờ vậy tăng mạnh 69% so với cùng kỳ lên 151 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính và chi phí tài chính ghi nhận lần lượt 25 tỷ đồng và 22 tỷ đồng, tương ứng tăng 35% và 32% so với cùng kỳ. Khấu trừ khoản chi phí khác, Dệt may Hòa Thọ lãi sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng trưởng tới 110% so với cùng kỳ 2023, mức lãi cao nhất trong vòng 7 quý trở lại đây.

Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần gần như đi ngang đem lại 2.273 tỷ đồng cho doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 80% so với cùng kỳ đạt xấp xỉ 114 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 115 tỷ đồng cải thiện mạnh so với khoản lãi 75 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành được 51% kế hoạch về doanh thu và 65% kế hoạch lãi trước thuế.

Tương tự, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cũng vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2024 với doanh thu thuần bán hàng đạt 2.173,6 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, TNG lãi ròng 86,3 tỷ đồng, tăng 61,6% so với quý II/2023. Kết quả kinh doanh tích cực của Công ty đến từ biên lợi nhuận gộp cải thiện, đạt 16,4% so với mức 12% cùng kỳ 2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty lãi ròng hơn 129 tỷ đồng, tăng 37,7%.

Đại diện TNG cho biết: Nhờ tập trung khai thác các các dòng hàng khó, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời tối ưu hóa chi phí nhờ tăng sử dụng máy móc thiết bị tự động trong việc điều hành, sản xuất nên nên kết quả kinh doanh vừa qua rất khả quan.

Tại Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công), doanh thu 6 tháng đầu năm đạt hơn 74,381 triệu USD (tương đương 1.878 tỷ đồng), tăng 12% so với cùng kỳ 2023 và đạt 47% so với kế hoach cả năm. Lợi nhuận ròng đạt hơn 5,842 triệu USD (tương đương 147,5 tỷ đồng), tăng 29% và hoàn thành 85% kế hoạch năm. Công ty đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III/2024 và khoảng 86% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý IV/2024.

Trong nửa đầu năm 2024, một số doanh nghiệp may mặc khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực như Công ty CP May Hữu Nghị đạt 25,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 33%); Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa lãi ròng 6 tỷ đồng (tăng 361%).

Tuy nhiên, đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh từ nay cuối năm, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may sẽ phải đối mặt với khó khăn khi nhiều thị trường lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới lao động và môi trường trong chuỗi cung ứng, xử lý chất thải dệt may.

Một số doanh nghiệp dệt may bày tỏ lo ngại về việc các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh có khả năng phá giá mạnh đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu, cước vận tải biển tiếp tục tăng cao, tiền lương tối thiểu vùng tăng, chi phí tiền điện, chi phí tài chính có khả năng tăng trong thời gian tới.

Ngoài ra, ngành dệt may cũng chịu áp lực ngày càng lớn về lực lượng lao động, các doanh nghiệp trong ngành đang thiếu khoảng 500.000 lao động, tập trung vào lao động có tay nghề, lao động cấp trung, quản lý, thiết kế sản phẩm.

Xuất khẩu hàng dệt may trong nửa đầu năm 2024 đạt 16,52 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, quý II/2024 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11,2% so với quý I/2024.

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng dệt may trong 6 tháng năm 2024 là Hoa Kỳ đạt 7,21 tỷ USD, tăng 3,6%; EU (27 nước) đạt 1,95 tỷ USD, tăng 0,8%; Nhật Bản đạt 1,87 tỷ USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc đạt 1,36 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ngọc Trần-Link gốc

Cổ phiếu liên quan