• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.303,16 -1,40/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.303,16   -1,40/-0,11%  |   HNX-INDEX   238,31   -0,18/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   99,97   -0,24/-0,24%  |   VN30   1.360,56   -3,96/-0,29%  |   HNX30   502,33   +0,00/+0,00%
26 Tháng Hai 2025 2:04:29 SA - Mở cửa
Tín hiệu lạc quan tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Nguồn tin: Người đồng hành | 19/10/2018 8:22:26 SA
Theo báo cáo của 2 công ty vận tải thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tổng số vé tàu Tết bán ra sau 5 ngày mở bán lên đến hơn 100 nghìn vé và còn gần 26 nghìn vé đang chờ thanh toán…
 
Số liệu báo cáo cũng cho thấy, doanh thu vận tải trong tháng 9 tại Tổng công ty Đường sắt tăng 5,2% so với cùng kỳ, trong đó công ty vận tải Đường sắt Sài Gòn tăng 11,2%, Hà Nội tăng 2,7%. Tháng trước, doanh thu của toàn tổng công ty cũng tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 380 tỷ đồng. Đây là những tín hiệu đáng mừng bởi tháng 8 hàng năm thường được xem là mùa vận tải “thấp điểm” vì toàn ngành vừa trải qua đợt cao điểm vận tải hè và đây cũng là tháng thường xảy ra mưa bão nên lượng hành khách đi du lịch giảm…
 
Kết quả kinh doanh của toàn tổng công ty
 
Số liệu cũng cho thấy sau 3 năm liên tục sụt giảm, doanh thu ngành đường sắt đã có sự tăng trưởng trở lại trong năm 2017, sau khi ngành này đã triển khai các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Như vận tải hành khách đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới về ưu tiên giờ đẹp, hành trình chạy tàu hợp lý các khu đoạn ngắn có mật độ khách lớn thay vì chạy suốt Hà Nội – Sài Gòn…; vận tải hàng hóa tập trung khai thác nguồn hàng tại các mỏ khoáng sản, cảng biển, nhà máy công nghiệp, hợp tác với các hiệp hội, đơn vị kinh doanh logistics…
 
Một điểm nữa đáng chú ý, sau khi ngành đường sắt bắt đầu vào giai đoạn tái cơ cấu, số lượng nhân viên trong 4 năm qua đã giảm hơn 5.000 lao động, từ 32.800 nhân viên trong năm 2014 hiện còn khoảng 26.880 người năm 2017, lương bình quân mỗi tháng tăng nhẹ từ 6,58 triệu đồng lên 7,35 triệu đồng/người.
 
 
Dẫu vậy, do sự phát triển không ngừng của giao thông đường bộ với các tuyến đường mới và ngành hàng không giá rẻ vài năm trở lại đây, mức cải thiện trong kết quả kinh doanh toàn tổng công ty không cao, tỷ lệ tăng doanh thu chỉ đạt khoảng 9%.
 
Riêng với công ty mẹ tổng công ty Đường Sắt Việt Nam doanh thu năm 2017 tăng nhẹ 11% và đạt 2.499 tỷ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 123,3 tỷ, tăng 4%.
 
Nửa đầu năm nay, Công ty mẹ Tổng công ty Đường sắt đạt doanh thu 1.270 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng đạt 108 tỷ đồng, giảm 20%.
 
 
Thiếu vốn đầu tư
 
Ngành đường sắt Việt Nam tuy có lịch sử lâu đời nhưng bị đánh giá là lạc hậu. Công nghệ và máy móc thiết bị của ngành đã qua sử dụng 15-20 năm, thậm chí 30 năm cần thay thế nhưng việc đầu tư mới rất ít, cơ sở hạ tầng cũng cũ kỹ cần cải tạo, nâng cấp.
 
Chia sẻ với báo chí đầu năm 2018, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội đánh giá đường sắt Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những khiếm khuyết, bánh xe chạy 40-50 năm đã bị lão hóa. Tuy nhiên, vấn đề tài chính của ngành không đáp ứng được nhu cầu trong khi hoạt động kinh doanh không đột phá khiến việc nâng cấp, mở rộng bị đình trệ.
 
Năm 2017, Tổng công ty đã tăng vốn lên 3.098 tỷ đồng nhưng con số này là không đủ để xoay chuyển tình hình. Số tiền để đầu tư phát triển cho ngành đường sắt năm 2014 là 2.400 tỷ đồng thì đến năm 2017 chỉ là 228 tỷ đồng.
 
Tổng công ty cho biết do khó khăn về nguồn vốn nên năm 2017 không có dự án mới triển khai và chỉ tập trung đảm bảo tiến độ 2 dự án chuyển tiếp năm 2016. Đó là dự án “Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trong tuyết đường sắt Hà Nội – TP HCM” và dự án “Khôi phục cầu Long Biên, giai đoạn I”, vốn cấp cho hai dự án là 101 tỷ đồng. Tổng công ty đã làm việc với Bộ Kế hoạch Đầu tư được chấp nhận hoãn thu hồi vốn ứng trước kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 để bổ sung 115,8 tỷ đồng cho 2 dự án trên, mục đích thanh toán khối lượng hoàn thành và mở thêm 3 gói thầu.
 
Ngoài ra, tổng công ty cũng phối hợp Tổng công ty Tân Cảng triển khai chủ trương hợp tác xây dựng bãi hàng ICD Sóng Thần, phối hợp với các đối tác nghiên cứu triển khai xã hội hóa đầu tư bãi hàng tại các ga Đồng Đăng, Diêu Trì, Văn Phú… Tại các công ty con như Vận tải Đường Sắt Hà Nội và Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã hoàn thành đóng mới 60 toa xa khách chất lượng cao.
 
Năm 2018, tổng công ty đề ra kế hoạch chi 885,6 tỷ đồng gồm ngân sách Nhà nước 140 tỷ và tổng công ty 745 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngoài 140 tỷ đồng ngân sách Nhà nước để hoàn thành gói thầu số 35 công trình “Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu trên tuyết đường sắt thống nhất” thì tổng công ty không có dự án nào khác mà chỉ nghiên cứu, huy động vốn đầu tư đường nhánh vào các khu công nghiệp lớn, có tiềm năng vận tải gần khu ga đường sắt. Trong khi đó, các công ty con thì tiếp tục đóng mới toa xe thay thế toa xe lạc hậu đã thanh lý.
 
Cần sự tham gia của tư nhân
 
Với những khó khăn nội tại, ngành đường sắt Việt Nam cần sự tham gia của tư nhân để có thêm nguồn vốn đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc tổng công ty từng chia sẻ trên báo chí rằng ngành cũng mong muốn được mở cửa cho tư nhân tham gia như hàng không hay đường bộ nhưng cơ chế hiện tại chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, vấn đề thu hồi vốn như thế nào và hiệu quả ra sao cũng khiến các nhà đầu tư cân nhắc.
 
Năm 2019, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, với tổng vốn đầu tư gần 60 tỷ USD.Đại diện liên danh tư vấn cho biết, với vận tốc 200 km/h, thị phần hành khách đoạn Hà Nội - Nha Trang chỉ đạt 2,7%, còn khi đạt tốc độ 350 km/h thì có thể đạt thị phần 14%. Do đó, nếu khai thác tốc độ 350km/h, đường sắt sẽ cạnh tranh được với máy bay.
 
Trong giai đoạn đầu, đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn sẽ khai thác tốc độ từ 160-200 km/h. Tốc độ này vẫn có thể cạnh tranh được với máy bay do không phải mất 2h ra sân bay làm thủ tục.
 
Ngọc Điểm

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.