• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
02 Tháng Hai 2025 2:58:00 CH - Mở cửa
ĐHĐCĐ Dược Việt Nam: Không trả cổ tức năm 2017
Nguồn tin: Người đồng hành | 23/04/2018 11:12:50 SA
Sáng ngày 23/4, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (mã DVN - UPCoM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018.
 
Theo tờ trình kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 cũng như kế hoạch đề ra cho năm 2018, năm 2017 (GĐ từ 8/12/2016 đến 31/12/2017), tổng doanh thu của DVN đạt hơn 7.104,8 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm trước. Nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 61,6% so với năm trước (GĐ từ 1/1/2016 đến 7/12/2016).
 
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lợi nhuận suy giảm mạnh như trên được công ty đưa ra là do DVN chính thức chuyển đổi từ công ty TNHH nhà nước MTV sang CTCP vào ngày 8/12/2016. Các khoản đầu tư tài chính được đánh giá lại dẫn tới việc tăng doanh thu bất thường và lợi nhuận sau thuế (203 tỷ đồng) điều chỉnh lại.
 
Mặt khác năm 2016, cổ tức Tổng công ty nhận được tăng cao đột biến so với các năm trước, chủ yếu là từ CTCP Dược phẩm Sanofi-Synthelabo với số tiền 209 tỷ đồng, tăng cao đột biến so với mức 21 tỷ đồng của năm 2015 do sử dụng nguồn lợi nhuận còn lại chưa chia cổ tức của các năm trước lũy kế đến 2016 để trả cổ tức trong năm. DVN dự kiến dùng nguồn tiền này để mua cổ phiếu của CTCP Sanofi Việt Nam.
 
Năm 2017 là năm tài chính đầu tiên của CTCP nên có sự thay đổi về phương pháp hạch toán đối với cổ tức nhận được của giai đoạn trước. Cụ thể, cổ tức được chia năm 2016 được nhận trong năm 2017 không ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính mà ghi nhận giảm giá trị các khoản đầu tư theo quy định. Ngoài ra, một số công ty liên kết thanh toán cổ tức của năm 2016 cao hơn 2017.
 
Về kết quả kinh doanh tổng hợp công ty mẹ, công ty ghi nhận hơn 28,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 9,7% kế hoạch.
 
Đặt kế hoạch kinh doanh giảm sút
 
Về kế hoạch kinh doanh năm 2018, DVN đặt chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.681,5 tỷ đồng, giảm khoảng 4% so với thực hiện của năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 223,2 tỷ đồng, giảm 8,1% so với năm trước.
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2018 được ban lãnh đạo đưa ra là hiện nay, nhiều doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của DVN đang tập trung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược mới, đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất để đạt tiêu chuẩn PIC/s theo lộ trình Bộ Y tế đặt ra. Do đó hiệu quả sản xuẩt kinh doanh có thể giảm sút tạm thời, các doanh nghiệp chi trả cổ tức với mức thấp hơn hoặc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tập trung nguồn vốn cho đầu tư xây dựng nhà máy, đổi mới dây chuyền công nghệ.
 
Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động hợp tác kinh doanh và lãi tiền gửi giảm khoảng 20 tỷ đồng do cuối năm 2017 và đầu năm 2018 DVN đã chuyển tiền mua cổ phần Công ty CP Sanofi Việt Nam là 173 tỷ đồng và mua trái phiếu chuyển đổi Công ty CP Dược Danapha là 33 tỷ đồng.
 
Năm 2018 Công ty CP Dược phẩm Imexpharm dự kiến trả cổ tức năm 2017 là 20% trong đó 5% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu dẫn tới doanh thu, lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính năm 2018 của DVN giảm 14,74 tỷ so với dự kiến nhận cổ tức 100% bẳng tiền mặt. Tuy nhiên, về lâu dài việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu mang lại hiệu quả cao hơn.
 
Năm 2018 Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco dự kiến không trả cổ tức 2017 dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính là 5,69 tỷ đồng so với kế hoạch chia cổ tức của Pharbaco năm 2017.
 
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2017, do lợi nhuận sau thuế năm 2017 không nhiều nên HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua quyết định không chia cổ tức năm 2017. Phần lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ được kết chuyển sang năm tài chính 2018.
 
Còn về mức cổ tức cho năm 2018, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ gần nhất để xem xét quyết định. Nhưng với chỉ tiêu tài chính năm 2018 được đề ra với lợi nhuận chưa phân phối khoảng 56,4 tỷ đồng thì mức cổ tức nếu trả cũng chỉ khoảng 2%.
 
Phần thảo luận:
 
Tại sao có sự chênh lệch lợi nhuận giữa BCTC quý và BCTC năm?
 
Chênh lệch lợi nhuận giữa BCTC quý và năm chủ yếu là giữa công y Sanofi pháp. Cơ sở của BCTC cty này không theo chuẩn BCTC Việt Nam nên có sự chênh lệch. DVN đã làm việc với công ty này và họ cho biết sẽ cố gắng giảm thiểu nhiều nhất giữa hai phương pháp để sự chêch lệch cho 2018 là rất nhỏ.
 
Lộ trình thoái vốn?
 
Ban lãnh đạo công ty không được đưa ra lộ trình thoái vốn mà phải phụ thuộc Bộ Y tế. DVN sẽ chấp hành đúng chủ trương của Bộ Y tế.
 
Hiện nay Bộ Y tế đang có lộ trình và tìm tư vấn để quyết định tỷ lệ thoái vốn.
 
Phân phối lợi nhuận, lương và thù lao cần phải gắn với trách nhiệm của Ban lãnh đạo công ty. Trong khi lợi nhuận ít, công ty không chia cổ tức nhưng thù lao vẫn nhận khá cao. Nếu hoạt động kinh doanh tốt thì việc thù lao cao là hợp lý thậm chí cần có quỹ thù lao thưởng thêm?
 
HĐQT quyết định trình quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ thưởng người quản lý thấp hơn rất nhiều so với 2017.
 
Thị trường phân phối dược của công ty và công ty thành viên?
 
Công ty không trực tiếp phân phối. Trong khi đó, thị phần phân phối của TW1 2 chiếm khoảng 10%. Cơ hội thị phần sẽ lên 30% đến năm 2021 nếu Nghị định 54 được thực thi. Nếu chính sách này thay đổi thì sự cạnh tranh với một số công ty nước ngoài là rất khó.
 
Tình hình khai thác các lô đất?
 
Lô đất 95 Láng Hạ đối tác đã xin giấy phép khoảng cuối năm là có.
 
Lô đất 178 Điện Biên Phủ theo quyết định cũ chỉ xây dựng được 5 tầng. DCN đã làm việc lại và hi vọng xin được thêm lên thành 8 tầng.
 
Chi tiết chiến lược phát triển?
 
Công ty đang trong thời gian hoạch định chiến lược phát triển. DVN tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối. Công ty đang khảo sát xây dựng chuỗi hệ thống bán lẻ nhà thuốc. Chính sách thoái vốn cũng ảnh hưởng đáng kể đến những chiến lược này.
 
Hiệu quả khoản đầu tư mới vào Sanofi?
 
Sanofi là doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản suất duy nhất ở Việt Nam. Nhà máy Sanofi ở Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn của Úc.
 
Đầu tư tỷ lệ 15% với giá 10.000 đồng/cp thì khoản đầu tư này rất hiệu quả. Theo đánh giá nếu doanh nghiệp này lên sàn giá có thể lên đến hàng trăm nghìn một cổ phiếu. Tuy nhiên Sanofi không có nhu cầu phát hành vốn cho nhà đầu tư Việt Nam. Nhưng DVN mong muốn được sở hữu lên đến 30% vốn của nhà máy Sanofi. Theo giá sổ sách thì Sanofi là vào khoảng 40.000 đồng/cp. Ở Việt Nam thời điểm hiện tại không doanh nghiệp nội nào cạnh tranh được với Sanofi.
 
Tuy nhiên, chúng ta không nên quá quan tâm vào vấn đề giá này vì DVN không được bán số cổ phần ra ngoài mà chỉ được phép chuyển nhượng lại phần đó cho Sanofi trừ trường hợp họ không mua lại. Cái quan tâm hiện tại là hiệu quả lợi nhuận của công ty này ra sao.
BÌNH AN

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc