• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.270,90 +1,01/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.270,90   +1,01/+0,08%  |   HNX-INDEX   226,50   +1,00/+0,44%  |   UPCOM-INDEX   92,12   +0,39/+0,42%  |   VN30   1.349,72   +0,80/+0,06%  |   HNX30   488,36   +1,15/+0,24%
24 Tháng Mười 2024 7:26:06 SA - Mở cửa
VCSC: Lãi 2018 của Digiworld có thể tăng 15% nhờ hợp tác với Xiaomi
Nguồn tin: Người đồng hành | 25/05/2018 3:23:03 CH
Theo CTCK Bản Việt (VCSC), Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 5 trên thế giới đến từ Trung Quốc. Trong chiến lược toàn cầu hóa, thương hiệu này đang nhắm đến thị trường ở các quốc gia lân cận, bao gồm Việt Nam. CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW, Digiworld) là nhà phân phối độc quyền của Xiaomi tại Việt Nam kể từ tháng 3/2017.
 
Sau gần 1 năm, thị phần điện thoại của Xiaomi tại Việt Nam đã tăng từ 0% lên 5,2% tính đến tháng 1. VCSC kỳ vọng thành công ban đầu này và các bước đi táo bạo hơn của Xiaomi tại Việt Nam sẽ mang lại tăng trưởng cho mảng ICT của DGW.
 
Hiện nay, mảng ICT của Digiworld bao gồm 3 dòng sản phẩm chính laptop & máy tính bảng, ĐTDĐ và thiết bị văn phòng. DGW có 6.000 điểm bán hàng ICT trên khắp 63 tỉnh thành toàn quốc. Hệ thống phân phối này vượt trội so với FPT Trading và PET (cập nhật mới nhất từ FPT Trading là 2.500 điểm bán trong khi con số của PET thậm chí còn thấp hơn). Trong số này, 2.000 điểm bán là các cửa hàng của chuỗi bán lẻ và phần còn lại là các cửa hàng nhỏ lẻ, giúp gia tăng độ phủ sóng của các sản phẩm được phân phối bởi DGW.
 
Tuy nhiên, trong bối cảnh mảng ICT bắt đầu bão hòa, việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới từ mảng hàng tiêu dùng sẽ là một bước đi đúng với Digiworld, để tìm kiếm động lực trong tương lai.
 
Hàng tiêu dùng gồm sản phẩm FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) và thực phẩm chức năng vẫn còn dư địa để phát triển và mang lại biên lợi nhuận gộp cao hơn đáng kể, đạt 43% so với mảng kinh doanh ICT truyền thống như ghi nhận trong năm 2017.
 
Hiện tại, mảng này chỉ chiếm 1,3% tổng doanh thu và 8,1% tổng lợi nhuận gộp năm 2017 của Digiworld. DGW ghi nhận thu nhập từ mảng hàng tiêu dùng từ tháng 8-9 năm 2017, tuy chỉ đóng góp 50 tỷ đồng trong tổng doanh thu nhưng mang lại lợi nhuận tới 22 tỷ đồng trong năm 2017. Trong năm 2018, DGW đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận gộp tăng khoảng 4 lần. VCSC cho rằng đây là mức khả thi nhờ đóng góp đầy đủ cả năm của các dòng sản phẩm đã triển khai và các sản phẩm mới trong quý II và III.
 
Con số này sẽ tăng dần trong các năm tới nhưng liệu Digiworld có thành công trong việc đưa mảng hàng tiêu dùng thành động lực tăng trưởng mới hay không vẫn còn chưa rõ ràng.
 
Năm 2018, VCSC dự báo, Digiworld có thể đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt 4.700 tỷ đồng và 91 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 15% so với năm trước.
LỆ HẢI

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.