1. Căng thẳng gia tăng
Thế giới chuyển sang thời kỳ “phân kỳ” – một hệ quả của toàn cầu hóa, tạo nên những thay đổi lớn trong nền kinh tế - chính trị toàn cầu. Minh chứng là trong năm 2018, mối quan hệ thương mại và đầu tư của các cường quốc trên thế giới chuyển biến xấu đi, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Điều này dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, vốn hứng chịu những hệ lụy sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những lỗ hổng trong hệ thống thế giới có thể tạo nên những tổn thương lớn hơn. Câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, các quốc gia có sẵn sàng hợp tác và tương hỗ lẫn nhau hay không?
Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa các nền kinh tế và chủ nghĩa dân tộc gia tăng có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến một cuộc khủng hoảng.
2. Môi trường
Thỏa thuận Paris năm 2015 đạt được nhờ sự đồng thuận giữa các quốc gia, tuy nhiên, kể cả khi thực hiện đầy đủ các cam kết cũng không đủ sức ngăn chặn thiệt hại từ sự nóng lên toàn cầu.
Bên cạnh việc thời tiết ngày càng khắc nghiệt, một rủi ro khác là sự thất bại của các chính sách môi trường.
3. Công nghệ
Công nghệ phát triển nhanh chóng và tốc độ “thần tốc” đó tạo nên hiệu ứng ngược. Những cuộc tấn công mạng hay đánh cắp dữ liệu đang được xem là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, bao gồm: tin tức giả, ăn cắp danh tính và mất quyền riêng tư.
Bên cạnh đó, công nghệ sinh học khiến cho ranh giới giữa con người và công nghệ dần mờ nhạt.Cuối năm 2018, các em bé được tạo ra từ công nghệ biến đổi gen. Việc lên kế hoạch, kiểm soát công nghệ này có ý nghĩa rất quan trọng cho tương lai nhân loại.
Châu Anh/ Theo World Economic Forum
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.