• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
24 Tháng Giêng 2025 9:48:18 CH - Mở cửa
Kịch bản tồi tệ nào đang chờ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
Nguồn tin: Người đồng hành | 18/05/2019 9:04:51 SA
Kịch bản tồi tệ nhất
 
Các ngân hàng, gồm Bank of America, Morgan Stanley và UBS, đều cho rằng một trong những kịch bản tồi tệ nhất với Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ xuống dưới 6% lần đầu tiên trong gần 30 năm qua. Theo chuyên gia kinh tế học Helen Qiao tại Bank of America, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng 5,8% trong năm nay.
 
Mặt khác, là công xưởng sản xuất của thế giới nhưng Trung Quốc có nguy cơ bị các doanh nghiệp sản xuất “cạch mặt” dưới tác động của chính sách thuế quan từ phía Mỹ. Ngoài ra, giới phân tích cũng cảnh báo rủi ro nợ tăng mạnh, từ mức hiện nay là gần 300% GDP, do chính phủ tăng chi tiêu.
 
Biện pháp hạn chế mà Mỹ vừa công bố áp dụng đối với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc càng cho thấy rõ mối đe dọa về kinh tế mà Bắc Kinh đang phải đối mặt.
 
“Thiệt hại mà Trung Quốc có thể phải hứng chịu trong dài hạn là rất lớn. Họ phải biết rằng Nhật Bản từng rơi vào thập kỷ mất mát một phần vì ngân hàng trung ương đã kích thích nền kinh tế quá đà”, ông Larry Hu, trưởng phòng kinh tế học tại Macquarie Securities, cho biết.
 
Thực tế cho thấy trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25%, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mất động lực tăng trưởng trong tháng 4. Trong bối cảnh như vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ không làm gia tăng căng thẳng hơn nữa nếu có cuộc gặp mặt với ông Trump trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào tháng 6.
 
Kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ trải qua một giai đoạn bấp bênh trong ngắn hạn. Việc Mỹ tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc khiến GDP năm 2019 của nước này đã giảm 0,3%, theo kết quả khảo sát của Bloomberg News. GDP sẽ mất thêm 0,6% nếu thuế 25% được áp dụng cho 300 tỷ USD hàng hóa từ tháng 6.
 
“Kinh tế Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế hơn nữa. Việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ khiến GDP giảm 0,9% trong năm nay. Nếu Washington tăng thuế với số hàng hóa còn lại như lời Tổng thống Trump đe dọa, GDP có thể giảm khoảng 1,5%”, ông Chang Shu, chuyên gia kinh tế học tại Bloomberg Economics, dự đoán.
 
Theo Morgan Stanley, nếu Trung Quốc và Mỹ đều áp dụng mức thuế 25% cho hàng hóa của đối phương, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa sau của năm 2019 sẽ thấp hơn ngưỡng mục tiêu 6 – 6,5%. Con số này sẽ giảm tiếp về 5,5% trong năm tới.
 
Về thị trường lao động, Citigroup ước tính chính sách thuế của Washington sẽ khiến Bắc Kinh mất 4,4 triệu việc làm, chưa tính đến thời điểm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế.
 
“Triển vọng với Trung Quốc rất u ám. Thị trường chứng khoán sẽ điều chỉnh mạnh hơn nữa, thậm chí có thể xóa đi phần lớn những gì đã đạt được kể từ đầu năm tới nay. Lợi suất trái phiếu sẽ giảm trở lại sau đợt phục hồi vừa qua. Đồng nhân dân tệ cũng có thể mất giá”, ông Chen Long, chuyên gia kinh tế tại công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics, nhận định.
 
Trong bối cảnh đó, ông Tập Cận Bình được cho là sẽ sử dụng các biện pháp kích thích cần thiết để ngăn kinh tế giảm tốc. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nợ công tăng mạnh.
 
Theo Societe Generale, chính sách thuế của ông Trump với hàng hóa Trung Quốc sẽ khiến cán cân giữa tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và tính bền vững của nợ công mất cân bằng. Khi nợ công tăng, rủi ro tài chính trong hệ thống cũng tăng lên.
 
Tóm lại, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ chịu thiệt hại trong dài hạn.
 
Thuế quan - đòn chí mạng mà Mỹ dành cho Trung Quốc?
 
Chính sách thuế của Mỹ với Trung Quốc đang tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng này sẽ không dễ dàng bị đảo ngược. Làn sóng tháo chạy khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp sản xuất được dự báo sẽ diễn ra nhanh hơn.
 
Hãng sản xuất thiết bị văn phòng Ricoh của Nhật Bản ngày 16/5 cho biết đang di dời một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Thái Lan để tránh những rủi ro liên quan tới chiến tranh thương mại. Công ty Kenda Rubber Industrial của Đài Loan cũng đầu tư vào Việt Nam với lý do tương tự. Các nhãn hàng tiêu dùng lớn, như Samsonite International, Macy’s và Fossil Group, đều cho biết đang tiếp tục rời chuỗi sản xuất và cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
 
“Các công ty đa quốc gia của nước ngoài và thậm chí cả doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm nơi sản xuất thay thế. Đầu tư suy yếu kèm theo việc bị hạn chế tiếp cận với phương thức sản xuất của nước ngoài sẽ gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho tăng trưởng năng suất sản xuất trong dài hạn của Trung Quốc”, ông Klaus Baader, trưởng phòng kinh tế toàn cầu tại Societe Generale, nói.
 
Việc hạn chế Trung Quốc đầu tư vào Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan tới công nghệ, sẽ cản trở việc chuyển giao công nghệ và phương thức sản xuất, làm chậm lại “bước chân” của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuyên gia kinh tế trưởng Zhuang Bo tại công ty nghiên cứu TS Lombard.
 
Tình thế sẽ tồi tệ hơn nếu ông Trump tăng thuế hoặc cấm xuất khẩu các thiết bị công nghệ chính tới Trung Quốc, đặc biệt là các thiết bị bán dẫn, bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng tại Natixis, cho biết. Nếu điều này xảy ra, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị bóp nghẹt, bà dự đoán.Thuế
 
Minh Lan/Theo Bloomberg
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.