Theo báo cáo tài chính quý IV/2019, Masan MEATLife (UPCoM:
MML![](/ESImages/info.gif)
) đạt 3.695 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 6,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành thịt đóng góp 220 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ.
Chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng 61% và 32% lên lần lượt 111 tỷ đồng và 241 tỷ đồng. Chi phí tài chính công ty tăng mạnh do nhu cầu bổ sung vốn lưu động để phục vụ chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15% xuống 185 tỷ đồng.
Kỳ này, Masan MEATLife có 71,3 tỷ đồng khoản lợi nhuận khác chủ yếu do thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê cho dự án, không còn kế hoạch sử dụng trong tương lai.
Kết quả, công ty báo lãi sau thuế quý IV gần 46 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là âm 37 tỷ đồng. Trong khi đó, phần lợi ích của cổ đông không kiểm soát lên gấp đôi và đạt 83 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2019, công ty đạt 13.799 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 1,3% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 115,3 tỷ đồng, tăng 20,7%.
So với kế hoạch, với việc đạt 14.575 tỷ đồng doanh thu và 370 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt lần lượt gần 8% và 37%.
Tại thời điểm cuối năm 2019, công ty có 14.711 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 15% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng từ 3.511 tỷ đồng lên thành 4.326 tỷ đồng, trong đó trả trước cho người bán tăng 80% lên 678,7 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác lên gấp 5 lần và đạt 116 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng 28% so với đầu năm lên mức 7.118 tỷ đồng.
Masan MEATLife tiền thân là Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân được thành lập năm 2011 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi và tăng vốn, công ty hiện có vốn 3.243 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2019, Masan MEATLife có 2 công ty con sở hữu trực tiếp, 16 công ty còn sở hữu gián tiếp và 4 công ty liên kết sở hữu gián tiếp. Về hoạt động kinh doanh, Masan MEATLife đã khép kín chuỗi cung ứng 3F (từ trang trại đến bàn ăn). Dù vậy, bản chất kinh doanh của công ty vẫn hoàn toàn đến từ mảng thức ăn chăn nuôi. Với cuộc khủng hoảng thịt lợn nửa cuối năm 2016 tại trung Quốc và dịch tả lợn châu Phi đã khiến kết quả kinh doanh của Masan MEATLife lao dốc. Tuy nhiên, tình hình giá thịt lợn có xu hướng hồi phục vào cuối năm 2019 nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn chưa có cải thiện.
So với doanh nghiệp cùng ngành là Dabaco (HNX: DBC) thì kết quả kinh doanh của Masan MEATLife chỉ nhỉnh hơn đôi chút. Vốn điều lệ của Dabaco chỉ bằng hơn 1/4 của Masan MEATLife nhưng doanh nghiệp này có mức lợi nhuận sau thuế năm 2019 là hơn 305 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, Masan Group nắm quyền kiểm soát và vận hành chuỗi siêu thị VinMart và VinMart sau thương vụ nhận sáp nhập VinCommerce. Thương vụ trên được kỳ vọng có lợi cho Masan MEATLife do đơn vị này có thể phân phối sản phẩm thịt mát vào các chuỗi siêu thị trên.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu
MML![](/ESImages/info.gif)
đang giao dịch ở mức 65.200 đồng/cp, giảm 18,5% so với giá chào sàn UPCoM hôm 9/12/2019 (80.000 đồng/cp).
Diễn biến giá cổ phiếu MML
kể từ khi lên giao dịch sàn UPCoM. Nguồn: VNDS.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.