15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10,02 điểm (-1,07%) xuống 930,7 điểm. Toàn sàn có 122 mã tăng, 220 mã giảm và 60 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,95 điểm (-0,91%) xuống 103,97 điểm. Toàn sàn có 52 mã tăng, 71 mã giảm và 48 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vào cuối phiên đồng loạt chịu áp lực bán mạnh và ghi nhận sự lao dốc của nhiều mã. Trong đó,
BID giảm đến 5%,
SHB giảm 4,2%,
VPB giảm 3%,
VIB giảm 2,9%,
KLB giảm 1,9%,
MBB giảm 1,9%.
Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu trụ cột như
BVH,
VRE,
MWG,
HVN,
FPT... cũng chìm trong sắc đỏ.
Nhóm cổ phiếu ngành dược và y tế tiếp tục đi ngược thị trường, trong đó,
PBC,
TRA và
JVC đều được kéo lên mức giá trần.
DVN tăng 7,3%,
DHG tăng 3,7%,
DCL tăng 3,7%.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay ở mức rất thấp với tổng khối lượng giao dịch trên 2 sàn niêm yết chỉ là 199 triệu cổ phiếu, trị giá chỉ 3.200 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,63 điểm (0,7%) xuống 934,12 điểm. Toàn sàn có 107 mã tăng, 221 mã giảm và 48 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,65%) xuống 104,24 điểm. Toàn sàn có 41 mã tăng, 68 mã giảm và 33 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường giảm so với các phiên trước và duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên 2 sàn niêm yết đạt 113 triệu cổ phiếu, trị giá 1.600 tỷ đồng.
11h00
VN-Index giảm 7,33 điểm (0,78%) xuống 933,42 điểm. HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,74%) xuống 104,14 điểm.
Trong nhóm VN30, các cổ phiếu như
BVH,
POW,
BID,
VRE,
VJC,
MWG,
HDB hay
VNM vẫn đang giảm mạnh và tiếp tục gây áp lực lớn lên VN-Index. Trong đó,
BVH giảm 3,2%,
POW giảm 2,2%,
BID giảm 2,1%,
VRE giảm 1,9%.
DGW tăng 5% lên 26.150 đồng/cp và khớp lệnh hơn 500.000 đơn vị. HĐQT của CTCP Thế giới số (Digiworld; HoSE:
DGW) thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 25,5% và đạt 202 tỷ đồng.
9h45
Áp lực bán dâng cao ngay từ đầu phiên giao dịch và kéo các chỉ số chính lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, các cổ phiếu như
VRE,
KDC,
BID,
HVN,
BVH,
VJC,
VNM hay
MWG đồng loạt giảm sâu và tạp áp lực rất lớn lên các chỉ số chính.
VRE giảm 2,3% xuống 31.250 đồng/cp,
KDC giảm 2,2% xuống 18.000 đồng/cp,
BID giảm 2,5% xuống 50.400 đồng/cp,
HVN giảm 2% xuống 27.450 đồng/cp.
Chiều ngược lại
CTD đi ngược lại xu hướng chung khi tăng trần lên 60.700 đồng/cp,
SAB tăng 1% lên 197.000 đồng/cp...
Sự tích cực cũng quay trở lại với nhóm cổ phiếu dược và y tế, trong đó,
DVN tăng 9,8%,
CDP tăng 9,1%,
JVC được kéo lên mức giá trần 3.630 đồng/cp,
IMP tăng 3,9%,
DHT tăng 3,5%,
DMC tăng 3%.
VN-Index giảm 9,17 điểm (0,97%) lên 931,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 42 triệu cổ phiếu, trị giá 662 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,74 điểm (-0,71%) xuống 104,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8 triệu cổ phiếu, trị giá 82 tỷ đồng.
Các chỉ số hồi phục và ổn định trở lại ở tuần đầu tháng 2 sau 2 phiên bị bán tháo đầu xuân. Tuy nhiên điểm tiêu cực của thị trường là cả khối ngoại và tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đều bán ròng mạnh. Về giao dịch của khối ngoại tại sàn HoSE, họ bán ròng 627 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 21,8 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, tự doanh CTCK bán ròng tổng cộng hơn 360 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng 16,3 triệu cổ phiếu.
Theo BVSC, VN-Index dự báo có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 930-936 điểm trong những phiên đầu tuần và hồi phục tăng điểm trở lại về cuối tuần.
Theo
SHS, VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc khi tiến vào vùng kháng cự 940-950 điểm (cạnh dưới vùng tích lũy tháng 6/2019-cạnh dưới vùng tích lũy cuối năm 2019).
Một số tin quốc tế đáng chú ý:
Hôm thứ Sáu, Dow Jones giảm 277,26 điểm, tương đương 0,94%, xuống 29.102,51 điểm. S&P 500 giảm 18,07 điểm, tương đương 0,54%, xuống 3.327,71 điểm. Nasdaq giảm 51,64 điểm, tương đương 0,54%, xuống 9.520,51 điểm. Chốt tuần, S&P 500 tăng 3,2%, nhiều nhất 8 tháng, Dow Jones tăng 3%, Nasdaq tăng 4%, nhiều nhất hơn 1 năm.
Giá dầu tuần trước giảm, tuần thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 7/2 giảm 0,8%, chốt tuần giảm 6,3%. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,2%, chốt tuần giảm 2,4%. Tổng cộng trong 5 tuần, giá hai loại dầu đều mất hơn 22%, rơi vào thị trường giá xuống.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 10/2 cho biết tổng số ca nhiễm và tử vong vì virus corona tại nước này tính đến đêm 8/2 lần lượt là 40.171, trong đó 6.500 ca nghiêm trọng, và 908. 3.342 trường hợp được chữa khỏi và xuất viện. Số ca nhiễm mới và tử vong trong riêng ngày 9/2 tại Trung Quốc đại lục là 3.062 và 97. Tỉnh Hồ Bắc ghi nhận thêm 2.618 ca nhiễm mới, 91 trong số 97 ca tử vong ở tỉnh Hồ Bắc.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.