• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 6:13:43 CH - Mở cửa
CTG, BID và VPB bứt phá, VN-Index duy trì vững sắc xanh
Nguồn tin: Người đồng hành | 11/02/2020 3:20:00 CH
 
15h00
 
Về cuối phiên giao dịch, một số cổ phiếu ngân hàng nhận được lực cầu lớn và bứt phá mạnh, trong đó, CTG bật tăng đến 4,3% lên 27.750 đồng/cp và khớp lệnh 6,8 triệu cổ phiếu. Tương tự, VPB tăng 3,3% lên 25.400 đồng/cp và khớp lệnh gần 5 triệu cổ phiếu. BID dù không tăng quá mạnh như ở đầu phiên nhưng vẫn lên 3,5% lên 50.800 đồng/cp. Ngoài ra còn phải kể đến đà tăng của các mã như SHB, STB, LPB, TCB hay MBB.
 
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu nhóm tôn thép biến động theo chiều hướng xấu. HPG giảm sâu 3,1% xuống 23.600 đồng/cp, HSG giảm 2,2% xuống 7.840 đồng/cp, NKG giảm 1,5% xuống 8.030 đồng/cp.
 
Nhóm cổ phiếu dược và y tế phân hóa rõ nét. PBC được kéo lên mức giá trần, IMP tăng 2,4%, DCL tăng 1%, trong khi đó, DNM vẫn giảm đến 9%, DVN giảm 4,5%...
 
VN-Index chốt phiên tăng 3,94 điểm (0,42%) lên 934,67 điểm. HNX-Index tăng 0,81 điểm (0,78%) lên 104,78 điểm. Số mã tăng vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn với 266 mã trong khi số mã giảm là 193.
 
Thanh khoản thị trường nhỉnh hơn phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 207 triệu cổ phiếu, trị giá 3.500 tỷ đồng.
 
 
13h20
 
Lực bán ở nhiều cổ phiếu trụ cột đang dâng cao và gây áp lực lớn lên các chỉ số chính. Trong đó, các cổ phiếu thép như HPG, HSG, KKC, NKG hay POM đều chìm trong sắc đỏ. HPG giảm 2,5% xuống 23.750 đồng/cp và khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu, có thời điểm HPG giảm xuống còn 23.450 đồng/cp.
 
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như HDB, VNM, GAS, VCS,... đều đồng loạt giảm giá.

 
 
 
 
 
 
11h30
 
VN-Index tăng 3,74 điểm (0,4%) lên 934,47 điểm. Toàn sàn có 185 mã tăng, 128 mã giảm và 54 mã đứng giá.
 
HNX-Index tăng 0,41 điểm (0,39%) lên 104,38 điểm. Toàn sàn có 52 mã tăng, 43 mã giảm và 50 mã đứng giá.
 
Các cổ phiếu như BID, CTG, FPT, STB, VPB... vẫn đồng loạt tăng giá mạnh và góp phần duy trì vững sắc xanh của thị trường chung. BID tăng 3,5%, CTG tăng 1,7%, FPT tăng 1,7%, STB tăng 3,2%, VPB tăng 1,4%.
 
Một số cổ phiếu ngành dược và y tế như DNM, SPM, DVN, DHD... vẫn đồng loạt lao dốc. Trong khi đó, các cổ phiếu viễn thông như VGI, MFS, CTR, FOX hay TTN cũng giao dịch tích cực.
 
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX chỉ đạt 115 triệu cổ phiếu, trị giá 1.700 tỷ đồng.
REE tăng 1,8% lên 34.150 đồng/cp sau thông tin tạm ứng cổ tức năm 2019.
 
10h35
 
BID bật tăng mạnh 4,5% lên 51.300 đồng/cp và khớp lệnh hơn 407.000 đơn vị. Các cổ phiếu ngân hàng khác như CTG, VPB, STB, TCB, TPB hay VCB cũng đồng loạt tăng giá.
 
VN-Index đang tăng 5,21 điểm (0,56%) lên 935,94 điểm. HNX-Index tăng 0,39 điểm (0,38%) lên 104,36 điểm.
 
10h30
 
 
HPG tăng 0,4% lên 24.450 đồng/cp. Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông vào ngày 2/3 để lấy ý kiến bằng văn bản thông qua chủ trương giai đoạn mở rộng khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào 28/2. Thời gian dự kiến thực hiện lấy ý kiến cổ đông ngay trong tháng 3.
 
10h15
 
Nhiều cổ phiếu ngành dược và y tế đang giảm sâu, trong đó, DNMSPM bị kéo xuống mức giá sàn, DVN giảm 6,6% xuống 12.800 đồng/cp, DMC giảm 2,8% xuống 65.600 đồng/cp.
YEG được kéo lên mức giá trần (40.100 đồng/cp) ngay từ đầu phiên giao dịch. Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) đăng ký bán tối đa 5,05 triệu cổ phiếu. Dự kiến, sau giao dịch còn sở hữu 7,98 triệu cổ phiếu, ứng 25,52% vốn YEG. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 17/2 đến 17/3. Mục đích giao dịch là bán cho đối tác chiến lược.
 
9h50
 
Ngay từ đầu phiên giao dịch, đà hồi phục đã diễn ra với việc nhiều cổ phiếu trụ cột được kéo lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, các mã như BID, CTG, FPT, KDC, MSN, SHB... đều đồng loạt tăng giá mạnh. BID đang tăng 2,9%, CTG tăng 1,7%, FPT tăng 1%, HPG tăng 1%, MSN tăng 1,8%.
 
VN-Index hiện đang tăng 3,8 điểm (0,41%) lên 934,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,9 triệu cổ phiếu, trị giá 537 tỷ đồng.
 
HNX-Index tăng 0,28 điểm (0,27%) lên 104,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,3 triệu cổ phiếu, trị giá 59 tỷ đồng.
 
Thị trường lao dốc mạnh trong phiên 11/2 do áp lực mạnh đến từ nhóm cổ phiếu lớn đặc biệt là ngân hàng. Khối ngoại giao dịch không còn tiêu cực như trước khi mua ròng trở lại ở sàn HoSE. Tính chung cả 3 sàn, khối ngoại mua vào 16,7 triệu cổ phiếu, trị giá 487,4 tỷ đồng, trong khi bán ra 16,8 triệu cổ phiếu, trị giá 458 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng 136.937 cổ phiếu, nhưng tính về giá trị họ mua ròng 29,5 tỷ đồng.
 
VN-Index được BVSC dự báo sẽ giảm về kiểm định vùng hỗ trợ 920-922 điểm trong một vài phiên tới, tại đây, thị trường được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục tăng điểm trở lại.
 
Theo YSVN thị trường có thể sẽ quay trở lại đà tăng và các chỉ số chính có thể biến động hẹp. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu sẽ sớm bước vào giai đoạn tích lũy và dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Dow Jones tăng 174,31 điểm, tương đương 0,6%, lên 29.276,82 điểm. S&P 500 tăng 24,39 điểm, tương đương 0,73%, lên 3.352,1 điểm. Nasdaq tăng 107,88 điểm, tương đương 1,13%, lên 9.628,39 điểm. Lo ngại liên quan virus corona khiến nhà đầu tư thận trọng. Số người chết vì viêm phổi cấp đã vượt 900, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm mới ngoài Trung Quốc có thể “tạo ra ngọn lửa lớn hơn”.
 
MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,4% về cuối phiên 10/2, với phần lớn chỉ số trong khu vực đều giảm điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 0,6% và 0,5%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,6%. ASX 200 của Australia và NZX 50 của New Zealand lần lượt giảm 0,1% và 0,5%. Tại Đông Nam Á, Straits Times của Singapore giảm 0,7%, các chỉ số của Thái Lan, Indonesia và Malaysia giảm 0,04 - 0,8%.
 
Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc ngày 11/2 xác nhận có thêm 108 người chết, nâng tổng số ca tử vong tại quốc gia này lên 1.016 tính đến đêm 10/2. Ngoài ra, số ca nhiễm tăng lên 42.638 tính đến cùng thời điểm.  Theo tính toán, tỷ lệ tử vong của virus corona tại Trung Quốc là 1%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong của dịch SARS là 9,5% nhưng cao hơn tỷ lệ của đại dịch cúm lợn H1N1 năm 2009. 
 
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,2 USD, tương đương 2,2%, xuống 53,27 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 28/12/2018. Giá dầu WTI tương lai giảm 75 cent, tương đương 1,5%, xuống 49,57 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 7/1/2019.
 
Bình An
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức