Kết thúc tuần giao dịch từ 17-21/2, VN-Index đứng ở mức 933,09 điểm, giảm 0,47% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,5% xuống 108,09 điểm.
Các cổ phiếu trụ cột biến động phân hóa gây ra tình trạng giằng co ở các chỉ số chính. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại có biến động mạnh.
Tại sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu
VRC của Bất động sản và Đầu tư
VRC đứng đầu danh sách tăng giá với 29,3%. Trong tuần,
VRC công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 4/2/2020. Nội dung lấy ý kiến cổ đông là trình phương án mua lại cổ phiếu quỹ, bầu bổ sung Thành viên HĐQT, chấp thuận cho Happy Land mua thêm cổ phần, và đưa cổ phần của Đóng Tàu Mỹ Xuân đi cầm cố để đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của ADEC.
Tiếp sau đó, cổ phiếu
DRH của
DRH Holdings cũng tăng 22,4% chỉ sau một tuần giao dịch. Cổ phiếu
DRH tăng trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ nào thời gian gần đây. 3 cổ phiếu khác sàn HoSE cũng tăng trên 20% là
GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản
FLC,
CLG của Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC và
HII của An Tiến Industries.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
HOT của Du lịch - Dịch vụ Hội An đứng đầu danh sách giảm giá với 24%. Tiếp sau đó, cổ phiếu
TCO của Vận tải Đa phương thức Duyên Hải và
TTE của Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh giảm lần lượt 20% và 12%. Điểm chung của cả 3 cổ phiếu này đều là thanh khoản rất thấp với chỉ vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.
Tại sàn HNX, với 5 phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu
QNC của Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đứng đầu danh sách tăng giá với 47,4%, dù vậy, thanh khoản của
QNC đều duy trì ở mức rất thấp. Tiếp sau đó, cổ phiếu
APS của Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương tăng 36,8%. Cổ phiếu
IDJ của Đầu tư
IDJ Việt Nam cũng tăng 32,4%. Chủ tịch HĐQT Đầu tư
IDJ Việt Nam (HNX:
IDJ) Nguyễn Hoàng Linh đăng ký bán toàn bộ 157.600 cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/2 đến 19/3 bằng phương thức khớp lệnh và thoả thuận.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
VCM của Nhân lực và Thương mại Vinaconex giảm 36,7%. Trong tuần,
VCM có 4 phien giảm sàn và 1 phiên không giao dịch. Trong cả 4 phiên giảm sàn,
VCM đều chỉ khớp lệnh 100 đơn vị mỗi phiên.
Bên cạnh đó,
DPS của Đầu tư Phát triển Sóc Sơn đứng sau với 33,3%.
DPS hiện chỉ có thị giá 200 đồng/cp.
Ở sàn UPCoM, cổ phiếu
GVT của Giấy Việt Trì tăng giá mạnh nhất với 74,1%. Trong tuần,
GVT có 4 phiên tăng trần và đều chỉ khớp lệnh 100 cổ phiếu mỗi phiên. Trên thị trường thời gian gần đây không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến cổ phiếu hay doanh nghiệp này xuất hiện. Cổ phiếu
VHG của Đầu tư Cao Su Quảng Nam cũng có 4 phiên tăng trần trong tuần và tăng tổng cộng 64%. Thanh khoản của
VHG trong tuần qua tăng đột biến so với trước đó. Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần
VHG đều khớp lệnh trên 1 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, cổ phiếu
HSM của Dệt may Hà Nội giảm mạnh nhất với 48,6%.
TNW của Nước sạch Thái Nguyên,
KHL của Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long và
MNB của May Nhà Bè - Công ty Cổ phần đều giảm trên 40% với thanh khoản rất thấp.