VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08% |
HNX-INDEX 221,53 -2,29/-1,02% |
UPCOM-INDEX 91,33 -0,54/-0,59% |
VN30 1.271,22 -15,43/-1,20% |
HNX30 469,62 -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 5:23:02 CH - Mở cửa
Các nhóm cổ phiếu phân hoá, 2 sàn đóng cửa trái chiều
Nguồn tin: Người đồng hành |
10/04/2020 4:00:00 CH
15h00
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, các chỉ số đóng cửa trái chiều. VN-Index giảm điểm trở lại khi nhiều cổ phiếu trụ như VHM giảm 2,8% xuống 67.100 đồng/cp, BVH giảm 2,5%, MWG giảm 1,8%, VIC giảm 1%...Các cổ phiếu nhóm ngân hàng phần lớn đều giao dịch kém tích, trong đó BID giảm 2,1% xuống 36.900 đồng/cp, CTG giảm 1,8%, VCB, MBB, TCB, VPB…đều giảm giá.
Ở chiều ngược lại, VJC tăng trần, PLX tăng 1,9%, HPG tăng 1,3%, SAB tăng 0,7%...giúp chỉ số không giảm quá sâu.
Các cổ phiếu có tính đầu cơ cao (penny) như FIT, DRH, TSC…đều tăng trần, trong khi QCG, PXT…giảm sàn, AMD giảm 5,7%, HAI giảm 3,6%.
VN-Index dừng ở mức 757,94 điểm, giảm 2,39 điểm (-0,31%). Toàn sàn có 165 mã giảm, 187 mã tăng và 62 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,1 điểm (1,05%) lên 106,18 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 80 mã giảm và 63 mã đứng giá.
Ở sàn UPCoM, một số cổ phiếu nổi bật như VEA giảm 5,1%, MPC giảm 3,9%...khiến UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,22%) xuống 50,63 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 96 mã giảm và 67 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường xấp xỉ so với phiên hôm trước với giá trị đạt hơn 4.800 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tương ứng hơn 412 triệu cổ phiếu.
14h05
Các cổ phiếu ngành cao su giao dịch khá tích cực, trong đó GVR tăng trần lên 10.100 đồng/cp, PHR tăng 1,8%, DPR tăng 0,3% lên 35.800 đồng/cp dù công ty công bố lợi nhuận gộp quý I đạt 18,7 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 11% kế hoạch năm.
VN-Index hiện ở mức 755,51 điểm, giảm 5,15 điểm (-0,75%). HNX-Index tăng 0,84 điểm (0,82%) lên 105,93 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, nhóm các cổ phiếu vốn hoá lớn có sự phân hoá. Trong khi VJC tăng trần lên 109.100 đồng/cp, MSN tăng 3,5%, SAB tăng 3%...thì VHM giảm 1,4% xuống 68.000 đồng/cp, VIC giảm 1,3%, MWG giảm 1,2%...
Đối với các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, một số cổ phiếu như MSH, GVR, HVN…tăng trần, KSB tăng 4,6%, DBC tăng 4,5%...Ở chiều ngược lại, ANV giảm 3,8% xuống 16.450 đồng/cp, TNG giảm 2,4%, VHC giảm 1,9%...
Theo đó, VN-Index tăng 2,16 điểm (0,28%) lên 762,49 điểm. Toàn sàn có 168 mã tăng, 162 mã giảm và 57 mã đứng giá.
Trên sàn HNX, SHB bứt phá khi tăng 8,5% là động lực chính giúp HNX-Index tăng 1,76 điểm (1,67%) lên 106,84 điểm. Toàn sàn có 36 mã tăng, 67 mã giảm và 60 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,32%) xuống 50,58 điểm. Toàn sàn có 77 mã tăng, 79 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 235 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 2.800 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 25 tỷ đồng trên cả 3 sàn nhưng áp lực đã giảm đáng kể so với phiên trước, tập trung vào các cổ phiếu như VIC, HDB, VCI, PVS…
10h00
Nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước có phần suy yếu so với phiên trước trong bối cảnh OPEC hạ sản lượng như dự báo nhưng vẫn còn dư cung, quá ít người mua. Theo đó, OPEC+ chỉ nhất trí giảm 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6, 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến hết năm 2020 và 6 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/1/2021 cho đến hết tháng 4/2022.
9h35
Ngay đầu phiên giao dịch, nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi mà VN-Index đã có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp. Lực bán có phần tăng cao ở một số ngành như dầu khí, ngân hàng, bán lẻ...Trong đó, GAS giảm 2,8% xuống 65.200 đồng/cp, PVD giảm 4,4%, BID giảm 2,5% xuống 36.750 đồng/cp, VCB 1,8%, VPB giảm 2,1%...
Ở chiều ngược lại, SAB tăng 4,3%, VJC tăng 3,8% giúp cho VN-Index giảm 0,99 điểm (0,13%) lên 761,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 60 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 750 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, PVS giảm 4,9% xuống 11.700 đồng/cp, VCS giảm 1,3%...là tác nhân chính gây áp lực lên chỉ số. Lực đỡ đến từ SHB khi tăng 2,4% lên 16.800 đồng/cp. Theo đó, HNX-Index tăng 0,44 điểm (0,42%) lên 105,52điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 12 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 95 tỷ đồng.
UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,55%) xuống 50,46 điểm.
Đà tăng ấn tượng của các cổ phiếu trụ cột như VCB, GAS, VIC, VRE, PLX...đã giúp cho VN-Index duy trì được nhịp tăng điểm. Thanh khoản thị trường được cải thiện, cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư với xu hướng hiện tại.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Tính toàn thị trường, phiên giao dịch ngày 9/4 khối ngoại mua vào 22,1 triệu cổ phiếu, trị giá gần 540 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 39,5 triệu cổ phiếu, trị giá gần 865 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 18,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 325 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 290 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,7 triệu cổ phiếu. Đứng đầu trong danh sách mua ròng sàn HoSE là VCB với gần 38 tỷ đồng. Theo sau là MSN và PNJ với giá trị lần lượt là 15,7 tỷ đồng và 15,4 tỷ đồng.
BVSC dự báo VN-Index có thể gặp phải một vài phiên điều chỉnh trước khi có thể tiếp tục tiến tới vùng kháng cự 780-800 điểm. VDSC cho rằng khả năng vươn tới các ngưỡng kháng cự cao hơn của cả hai chỉ số vẫn được đánh giá là khả thi.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones tăng 285,8 điểm, tương đương 1,22%, lên 23.719,37 điểm. S&P 500 tăng 39,84 điểm, tương đương 1,45%, lên 2.789,82 điểm. Nasdaq tăng 62,67 điểm, tương đương 0,77%, lên 8.153,58 điểm.
MSCI châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 1,5% trong phiên chiều 9/4, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực tăng điểm. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 0,4% và 0,8%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,4%. Kospi của Hàn Quốc và ASX 200 của Australia lần lượt tăng 1,6% và 3,4%.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,36 USD, tương đương 4,1%, xuống 31,48 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,33 USD, tương đương 9,3%, xuống 22,76 USD/thùng.
Fed triển khai Chương trình cho vay các doanh nghiệp Phố Chính (Main Street - nhóm phải chịu nhiều thiệt hại từ khủng hoảng tài chính và hưởng rất ít lợi ích từ kế hoạch giải cứu nền kinh tế), mua lại tối đa 600 tỷ USD nợ của nhóm công ty này, với sự hỗ trợ từ gói kích thích 2.000 tỷ USD được quốc hội Mỹ thông qua tháng 3.
OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, nhất trí giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6, 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến hết năm 2020 và 6 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/1/2021 cho đến hết tháng 4/2022, theo Reuters.
Hải Triệu
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
|
|
|
|
|