• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 2:22:34 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng phục hồi mạnh giai đoạn sau dịch bệnh
Nguồn tin: Người đồng hành | 15/04/2020 9:12:37 SA
Chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang
 
Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, nắm bắt được nhu cầu khẩu trang tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang đẩy mạnh sản xuất vừa phục vụ trong nước vừa xuất khẩu.
 
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 (UPCoM: M10) cho biết cùng với may khẩu trang vải, đơn vị đã nhập máy về để may khẩu trang y tế. Có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với trị giá 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu công ty trong năm 2020).
 
Các đối tác đến từ Mỹ cũng đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu khẩu trang y tế.
 
Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) cho biết để bù đắp cho việc giảm sút đơn hàng do dịch bệnh Covid-19, quý II công ty đã và đang tích cực đẩy mạnh phát triển đơn hàng khẩu trang xuất sang thị trường Mỹ và vải kháng khuẩn cho các nhà máy tại Việt Nam để sản xuất khẩu trang. Dự kiến doanh thu cho đơn hàng khẩu trang và vải kháng khuẩn khoảng 11 triệu USD sẽ xuất vào tháng 4 và 5.
 
Đầu tư TNG (HNX: TNG) cho biết đã xuất những lô hàng khẩu trang đi châu Âu gần một tháng nay, cánh cửa sang Mỹ của khẩu trang vải kháng khuẩn cũng đang rộng. Ngoài khẩu trang nano vải kháng khuẩn, TNG còn có kế hoạch sản xuất khẩu trang y tế, doanh nghiệp đã nhập dây chuyền, nguyên liệu sản xuất.
 
Kỳ vọng phục hồi sau dịch nhờ các FTA
 
Lĩnh vực dệt may được xem là nhóm ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19. Giai đoạn đầu dịch bùng phát tại Trung Quốc, doanh nghiệp dệt may gặp khó ở khâu nguyên vật liệu đầu vào, giai đoạn 2 dịch lan mạnh ra toàn thế giới thì gặp khó ở nhu cầu, đơn hàng bị hoãn và ít hơn.
 
Tuy nhiên, theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), hàng may mặc có thể được xem là tiêu dùng tương đối thiết yếu trong đời sống thường ngày. Do đó, nhu cầu đối với các thị trường bị ảnh hưởng trong thời điểm dịch bùng phát, song có thể hồi phục tương đối mạnh mẽ giai đoạn sau dịch. Cụ thể, nhu cầu hàng may mặc trên thế giới sau khi suy giảm do ảnh hưởng dây chuyền từ khủng hoảng tài chính lên nền kinh tế năm 2009, đã phục hồi khá mạnh mẽ ngay sau đó khi các nền kinh tế lớn quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

 
Nguồn: BVSC
 
Ảnh hưởng của dịch có thể khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Vì vậy, sau khi dịch kết thúc, với kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hồi phục nhanh chóng mang đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp còn tồn tại.
 
Thông điệp tại báo cáo thương niên 2019, bà Phan Thị Huệ, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công nhận định năm 2020 được dự báo khó khăn hơn nhưng ngành dệt may vẫn có cơ hội là kim ngạch nhập khẩu dệt may toàn cầu dự báo tăng, các thị trường mới tiềm năng từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được mở rộng; thu hút đầu tư nước ngoài tăng sẽ thúc đẩy dệt may phát triển (dệt, nhuộm)…
 
Lãnh đạo TCM cho rằng, doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín từ sợi – dệt – nhuộm – may nên cơ hội mở ra từ các hiệp định thương mại tự do (CPTTP, EVFTA…) là rất lớn. Ngay khi CPTPP có hiệu lực, doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm khách hàng ở Canada – thành viên khối CPTPP và bước đầu có đơn hàng; tham gia hội chợ tại Pháp để tiếp cận thị trường EU sau khi EVFTA có hiệu lực.
 
Hiện nay, TCM có 88% doanh thu đến từ xuất khẩu. Các thị trường chính gồm Hàn Quốc (27%), Mỹ (22%), Nhật Bản (22%), Trung Quốc (7%) và EU (3%). Mặt hàng may đóng góp 72,6%, vải 15,6% và sợi 9,7% tổng doanh thu 2019.
 
Dệt may Thành Công dự kiến kế hoạch kinh doanh 2020 gồm doanh thu 3.779,6 tỷ đồng, tăng gần 3% so thực hiện năm trước; lãi trước thuế 236 tỷ đồng, giảm 14%.
 
Ngoài ra, năm 2020 doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long để tăng năng lực sản xuất cho sản phẩm may. Dự án khởi công xây dựng vào quý IV, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 12 triệu sản phẩm/năm và khi hoàn thành sẽ tăng công suất công ty lên 36 triệu sản phẩm/năm.
 
Một doanh nghiệp khác cũng khá kỳ vọng vào các hiệp định thương mại tự do là Công ty Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK). Doanh nghiệp sợi này nhận định các lợi thế về thuế quan của Việt Nam trong các hiệp định thương mại là lực hút các đơn hàng dệt may dịch chuyển về Việt Nam. Trong bối cảnh đó, công ty sẽ tập trung vào chiến lược sản phẩm, tận dụng cơ hội mở rộng mạng lưới khách hàng.
 
Lãnh đạo Sợi Thế Kỷ cho biết một số nhãn hiệu lớn trong ngành dệt may toàn cầu đặt mục tiêu sử dụng sơi tái chế ít nhất 25% vào năm 2020. Do vậy, công ty muốn tăng tỷ trọng sợ tái chế lên 50% tổng doanh thu, từ mức 35% của năm 2019. Chỉ tiêu kinh doanh gồm doanh thu thuần đạt 2.558 tỷ đồng, tăng 15%; lãi sau thuế 235 tỷ đồng, tăng 10% so thực hiện 2019.

 
Theo FPTS, 60% doanh thu của Sợi Thế Kỷ đến từ thị trường nội địa, 40% là xuất  khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và một số thị trường khác nên có thể hạn chế được rủi ro từ thị trường xuất khẩu. Sợi Thế Kỷ ước quý I doanh thu giảm 0,8% nhưng lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế đều tăng 10% nhờ việc tăng tỷ trọng sợi tái chế.
 
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa xác định được điểm kết thúc. FPTS nhận định doanh thu và lợi nhuận trong quý II của các doanh nghiệp dệt may sẽ bị ảnh hưởng do tổng cầu toàn cầu sụt giảm và việc gián đoạn đơn hàng ở các thị trường chính Mỹ, EU.
 
Ngọc Điểm
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.