Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang hồi phục cùng chiều với thị trường thế giới, kể từ ngày 1/4 - 27/5, các chỉ số chính như Vn-Index đã tăng hơn 26% và hiện các chỉ số đang dần tiếp cận với vùng đỉnh trước khi dịch Covid-19 bùng nổ tại Trung Quốc.
Dòng tiền đang có sự chuyển dịch luân phiên từ các cổ phiếu được hưởng lợi từ giá dầu giảm như phân bón, hóa chất, nhựa, săm lốp...đến các cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công như xây dựng, đường, xi măng, thép... Trong nóm VN30, có khoảng hơn 1 nửa số cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng cao hơn Vn-Index, số còn lại đà tăng vẫn còn khiêm tốn.
Câu chuyện riêng tạo nên giá trị
Gây xôn xao cho thị trường trong khoảng thời gian gần đây không thể không nhắc đến cổ phiếu
HPG của CTCP tập đoàn Hòa Phát. Theo đó, trong gần 2 tháng qua,
HPG đã tăng gần 62% từ mức giá 16.850 đồng/cp lên 27.200 đồng/cp (phiên 27/5).
Lý giải về mức tăng gây bất ngờ của
HPG, một chuyên viên phân tích cao cấp của
SSI cho biết, trong cuộc họp với các nhà đầu tư, nhà phân tích cách đây không lâu, Hoà Phát đã đưa ra kế hoạch doanh thu 2020 tăng trưởng mạnh so với năm 2019. Lợi nhuận dự kiến tăng khoảng 20-30%, lên mức 9.000 đến 10.000 tỷ - mức lợi nhuận kỷ lục của công ty từ khi thành lập đến nay.
Vị chuyên gia này đánh giá, mức lợi nhuận mục tiêu của Hoà Phát là có thể đạt được bởi trong quý I, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng 27- 28% là mức đáng kể khi tăng trưởng của nền kinh tế nói chung cũng như tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nói riêng trên sàn chứng khoán thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch của Covid-19.
Cũng theo vị chuyên gia của
SSI, giá của
HPG trong ngắn hạn sẽ chịu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán nói chung nhưng nhìn về dài hạn thì tiềm năng tăng trưởng của
HPG còn rất lớn. Bởi trong ngành thép, Hoà Phát là một doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế về chi phí sản xuất.
Tương tự như, cổ phiếu
CTD của CTCP Xây dựng Coteccons sau giai đoạn dài giảm mạnh về vùng giá 45.000 đồng/cp đã tăng một mạch lên 74.000 đồng/cp (phiên 27/5), tương đương tăng trưởng gần 65%.
Đà tăng của
CTD được cho là giới đầu tư kỳ vọng về chính sách đẩy mạnh đầu tư công có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xây dựng được hưởng lợi một phần. Ngoài ra, nhiều ý kiến đánh giá giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay, một “đại gia tiền mặt” như Coteccons đang là “của hiếm”. Tính tới 31/3/2020.
CTD sở hữu 3.759,1 tỷ đồng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn.
Trong khi đó
VPB của VPBank vừa có đợt hồi phục mạnh cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý I vừa qua. Cùng với những thông tin như dự kiến mua tối đa 122 triệu cổ phiếu quỹ, lãnh đạo và người liên quan mua vào cổ phiếu
VPB.
Ngoài ra, các cổ phiếu khác như
MWG của Thế giới Di động
POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng đều ghi nhận mức tăng hơn 40% chỉ trong thời gian ngắn vừa qua. Tất nhiên, mỗi cổ phiếu đều mang cho mình những câu chuyện riêng để “dẫn sóng”.
Dòng tiền tìm đích mới
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng của những cổ phiếu VN30 nói trên có thể thấy đây là nhân tố chính tạo nên đà hồi phục của thị trường chung trong thời gian qua. Tuy nhiên, các cổ phiếu này đều đã đạt được mức tăng đáng kể, thậm chí vượt qua cả mức tăng của thị trường nên các nhà đầu tư sẽ thực hiện chốt lời dần vào thời gian tới đây.
Tất nhiên, sau khi chốt lời dòng tiền cần đi tìm kiếm cơ hội tại những nhóm cổ phiếu khác chưa tăng nhiều. Cần phải nhắc lại rằng vẫn còn khoảng 40% số cổ phiếu trong nhóm này vẫn đang có đà tăng khá khiêm tốn.
Cụ thể, cổ phiếu
BVH của Tập đoàn Bảo Việt sau giai đoạn tăng, cổ phiếu có xu hướng đi ngang trong biên độ 46.000 - 50.000 đồng/cp, cổ phiếu
REE của CTCP Cơ điện lạnh giao dịch vùng giá 30.000 - 32.000 đồng/cp,
MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội giao dịch vùng 15.000 - 17.500 đồng/cp,
BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao dịch vùng 36.000 - 39.000 đồng/cp…
Thực tế, dòng tiền luôn có sự luân phiên bùng nổ một cách đều đặn, hết kích hoạt đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn lại đến nhóm vốn hóa nhỏ và vừa. CTCK Asean nhận định tín hiệu tăng vẫn đang tích cực và chỉ số Vn-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng 860-870 điểm.
Theo ông Hoàng Thạch Lân,Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt, Covid -19 đã tác động tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp từ tháng 3 nhưng thiệt hại thực sự có khi chỉ đến từ tháng 4 và dù hiện tại triển vọng đã sáng hơn nhưng doanh nghiệp vẫn cần 1 quá trình phục hồi dài hạn. Do đó nhiều khả năng kết quả kinh doanh năm 2020 sẽ giảm so với năm trước.
Hiện, trên cả 3 sàn chứng khoán đang có rất nhiều cổ phiếu tăng giá đến mức cao hơn cả trước khi có dịch.Đà tăng nếu còn kéo dài, sẽ còn nhiều mã ghi nhận được mức tăng như vậy và cơ hội có thể thuộc về những cổ phiếu còn lại trong nhóm VN30.
Đồng quan điểm với ông Lân, ông Vũ Minh Đức, Trường phòng cao cấp Phòng nghiên cứu và phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, những cổ phiếu có thể thiết lập mức giá cao thời gian đa phần có những câu chuyện riêng, còn nhìn chung thị trường mới chỉ đang trong sự hồi phục sau khi bị bán tháo quá mức. Một chiến lược mà nhà đầu tư có thể tham khảo là đầu cơ theo các cổ phiếu có tỷ trọng cao trong danh mục của quỹ Diamond trong nhịp tăng lần này.