Trung tâm Nghiên cứu Chứng khoán
SSI công bố ước tính lợi nhuận của 39 doanh nghiệp, trong đó 24 sẽ có lợi nhuận quý II tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước và 15 đơn vị giảm.
Các doanh nghiệp có mức lợi nhuận tăng trưởng khả quan gồm
ACB,
BMP,
CTG,
DHC,
DPM,
FPT,
HDB,
HPG,
HSG,
IMP,
MBB,
NT2,
PC1,
PHR,
POW,
PVS,
TCB,
TCM,
TPB,
VCB,
VIB,
VNM,
VPB,
VTP.
Ngược lại, các doanh nghiệp có lợi nhuận giảm gồm
ACV,
AST,
BID,
DRC,
GAS,
HVN,
MSH,
MSN,
MWG,
PNJ,
QNS,
SAB,
STK,
VEA và
VHC.
Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX:
ACB): Tính đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng đạt 4% và lợi nhuận trước thế khoảng 3.500 tỷ đồng.
Do vậy,
SSI Research ước tính nửa đầu năm, lợi nhuận trước thuế
ACB đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
ACB có khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong quý II.
Nhựa Bình Minh (HoSE:
BMP): 5 tháng đầu năm, doanh thu ước tính tăng 8%, lợi nhuận ròng tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận tăng do doanh số bán hàng tăng 6% và giá nhựa
PVC giảm.
Riêng tháng 4 và 5, doanh thu tăng 5% và lợi nhuận ròng tăng 24%.
VietinBank (HoSE:
CTG): Lợi nhuận trước thuế quý II ở mức 3.030 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng 1,5% và huy động tiền gởi 2%. Chi phí dự phòng trong quý tăng đáng kể do dự đoán nợ xấu gia tăng trong các quý sau.
Công ty Đông Hải Bến Tre (HoSE:
DHC): Theo tiết lộ của Ban lãnh đạo tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm ở mức 157 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 46 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019. Mức tăng trưởng vượt trội đến từ việc nhà máy mới Giao Long 2 chạy hết công suất.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE:
DPM): Doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu ước đạt 4.040 tỷ đồng và 425 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 420% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng mạnh lợi nhuận của
DPM nhờ giá dầu ở mức thấp và sự gia tăng sản lượng với các sản phẩm chính.
FPT (HoSE:
FPT): Lợi nhuận trước thuế trong quý II dự đoán tăng thấp. Nhìn lại tháng 4 và 5, tổng lợi nhuận trước thuế khoảng 850 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ trong khi doanh thu tăng 6,4%. Điều này có nghĩa là biên lợi nhuận trước thuế được cải thiện nhờ mảng dịch vụ viễn thông (thông qua chi phí quảng cáo thấp hơn).
HDBank (HoSE:
HDB): Tín dụng tăng trưởng rất mạnh trong quý II. Tại thời điểm cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ đạt 8% và tại HD Saison khoảng 6-7% so với đầu năm.
Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm được dự đoán đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE:
HPG): Ban lãnh đạo cho biết lợi nhuận ròng trong quý II ước đạt 2.700 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với quý trước – mức cao kỷ lục. Theo đó, lợi nhuận ròng nửa đầu năm có thể đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 30%. Lợi nhuận vượt trội trong quý II đến từ doanh số thép tăng, lợi nhuận trong mảng nông nghiệp tăng và hoàn nhập dự phòng lỗ tỷ giá phát sinh trong quý I.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE:
HSG): Lợi nhuận ròng quý III niên độ 2019-2020 dự đoán đạt 290 tỷ đồng, tăng 80% cùng kỳ năm trước nhờ biên lợi nhuận cải thiện khi giá thép cuộn cán nóng (
HRC) ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng có thể đi ngang so với cùng kỳ niên độ trước.
Dược phẩm Imexpharm (HoSE:
IMP): Doanh nghiệp công bố kết quả 5 tháng đầu với doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 1,4 % và 8,1% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
Đối với nhà máy mới, Imexpharm 4 cũng không đạt được tiêu chuẩn EU-GMP theo kế hoạch ban đầu do tình trạng đóng cửa biên giới ở các nước đánh giá.
Ngân hàng Quân đội (HoSE:
MBB): Lợi nhuận trước thuế
MBB được kỳ vọng đi ngang hoặc tăng trưởng một chữ số trong quý II do tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ đạt khoảng 4%và nỗ lực tiết kiệm chi phí hoạt động.
Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE:
NT2): Tại cuộc họp ĐHĐCĐ, Ban lãnh đạo tiết lộ lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm xấp xỉ 400 tỷ đồng, tăng 3,5%. Như vậy, lợi nhuận sau thuế quý II sẽ tăng khoảng 6,1%.
SSI Research tin rằng, lợi nhuận
NT2 cải thiện nhờ giá khí thấp hơn cùng với giảm lỗ từ chênh lệch tỷ giá.
Công ty Xây lắp điện 1 (HoSE:
PC1): Theo thông tin từ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm khoảng 250 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 53% kế hoạch năm.
Như vậy, lợi nhuận sau thuế quý II đạt 160 tỷ đồng, tăng 11,2%. Biên lợi nhuận ròng đạt 9,4% cao hơn so với mức 8,3% cùng kỳ năm trước nhờ hoàn thành bán dự án bất động sản Thanh Xuân.
Cao su Phước Hòa (HoSE:
PHR): Công ty sẽ nhận khoản thu nhập bồi thường đất 300 tỷ đồng trong quý II. Nhờ vậy, doanh thu nửa đầu năm đạt 400 tỷ đồng, giảm 30% nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 605 tỷ đồng, tăng 280% so với cùng kỳ năm trước.
PV Power (HoSE:
POW): Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo đã chia sẻ lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm có thể đạt 1.550 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 76% kế hoạch năm. Điều này nghĩa là lợi nhuận sau thuế quý II khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 33% chủ yếu nhờ dự án nhiệt điện than Vũng Áng. Lợi nhuận
POW cải thiện một phần nhờ giảm lỗ tỷ giá (tỷ giá
USD/
VND cuối quý II giảm 1,8%).
Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX:
PVS): Lợi nhuận ròng quý II tăng 56% đạt 229 tỷ đồng. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 và giá dầu giảm mạnh.
Techcombank (HoSE:
TCB): Lợi nhuận trước thuế quý II dự báo đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 5,1%; tăng trưởng tín dụng đạt 4,8% và huy động đạt 3,2%. Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy bởi trái phiếu doanh nghiệp và khoản cho vay các doanh nghiệp lớn.
Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HoSE:
TCM): Doanh nghiệp công bố doanh thu thuần quý II đạt 40 triệu
USD, tăng 20,3% cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế khoảng 3,33 triệu
USD, tăng 46,4%.
Lợi nhuận tăng tích cực nhờ đơn hàng xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế vào Mỹ (khoảng 15 triệu
USD doanh thu).
TCM có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp may mặc khác trong cạnh tranh đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn nhờ sản xuất được vải. Điều này cho phép doanh nghiệp đáp ứng đơn hàng nhanh chóng, chỉ mất 2-3 tuần để hoàn tất đơn hàng.
TPBank (HoSE:
TPB): Lợi nhuận trước thuế quý II ước khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ do tín dụng tăng 11% và tiền gởi tăng 9% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng chủ yếu đến từ trái phiếu doanh nghiệp và khoản cho vay các tập đoàn lớn.
Vietcombank (HoSE:
VCB): Lợi nhuận trước thuế quý II ước 6.100 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ do tín dụng và tiền gởi tăng 3,4%. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) đã được cải thiện với lãi suất cận biên (NIM) cao hơn nhờ sự tăng trưởng mạnh trong mảng cho vay bán lẻ. Nợ xấu dự kiến ở mức thấp là 0,82%.
VIB (UPCoM:
VIB): Tăng trưởng tín dụng đạt 6% so với đầu năm và ngân hàng đang xin cấp thêm hạn mức tín dụng. Ban lãnh đạo cho biết đã thấy tác động tiêu cực từ Covid-19 đối với các khoản vay hiện tại. 6 tháng đầu năm, chỉ 500 tỷ đồng, tương ứng 0,37% tổng dư nợ quý I được cơ cấu lại và khoản vay 8.500 tỷ đồng, tương đương 6,3% tổng dư nợ quý I đã đủ điều kiện giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2%.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm dự kiến 2.500 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ.
Vinamilk (HoSE:
VNM): Ban lãnh đạo ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ tăng 6,6% và 6,7% so với cùng kỳ bất chấp ảnh hưởng Covid-19. Hợp nhất GTNFoods là yếu tố chính giúp doanh thu tăng trưởng trong khi lợi nhuận tăng nhờ biên lợi nhuận tốt hơn.
VPBank (HoSE:
VPB): Tính đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng đạt 12%.
Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 6.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 38% so với cùng kỳ; lợi nhuận quý II tăng 20% so với cùng kỳ.
Viettel Post (UPCoM:
VTP): Trong quý II,
SSI Research dự đoán tăng trưởng lợi nhuận khoảng 15-20%, giảm tốc so với mức tăng đột biến quý I (26%). Hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ không bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh như các ngành khác.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM:
ACV):
SSI Research dự đoán
ACV có thể ghi nhận mức hòa vốn trong quý II do dịch bệnh đã giới hạn khối lượng hành khách đi qua các sân bay.
ACV có thu nhập tài chính lớn từ lãi tiền gửi khoảng 500 tỷ đồng mỗi quý để hạn chế tổn thất.
Taseco Airs (HoSE:
AST): Doanh thu từ hành khách quốc tế thường chiếm 60% tổng doanh thu. Trong quý II, hầu như không có hành khách quốc tế, trong khi hành khách nội địa chỉ trở lại vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, công ty đã đàm phán thành công để giảm chi phí cố định như tiền thuê nhà và chi phí nhân viên trong 3 tháng từ tháng 3.
Do đó,
SSI Research kỳ vọng công ty sẽ hòa vốn trong quý II.
BIDV (HoSE:
BID): Lợi nhuận trước dự phòng trong quý II của ngân hàng ước đạt 6.450 tỷ đồng, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng tăng khoảng 1,3% so với đầu năm. Các gói cho vay lớn, chi phí cho các chương trình và tái cấu trúc khoản vay cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến lợi nhuận bị bào mòn.
Cao su Đà Nẵng (HoSE:
DRC): Doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm ước tính lần lượt 1.661 tỷ đồng và 94,8 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 14% so cùng kỳ năm trước, tương ứng chỉ hoàn thành 38% và 34% kế hoạch năm 2020. Doanh số bán hàng của
DRC bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid -19.
PV Gas (HoSE:
GAS): Doanh nghiệp cho biết doanh thu 5 tháng đầu năm đạt 27.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.500 tỷ đồng, hoàn thành 46% và 45%.
SSI Research dự đoán lợi nhuận quý II giảm 35% do giá dầu giảm mạnh 56% so với cùng kỳ năm trước.
Vietnam Airlines (HoSE:
HVN): Doanh nghiệp có thể ghi nhận tổn thất kỷ lục trong quý II do dừng các chuyến bay quốc tế và bay nội địa chỉ nhộn nhịp vào tháng 6.
May Sông Hồng (HoSE:
MSH): Ban lãnh đạo cho biết doanh nghiệp gặp vô số khó khăn trong khoảng thời gian cuối quý I và quý II như thiếu nguyên liệu, đơn hàng bị hủy, thanh toán chậm, tồn kho lớn và thiếu đơn hàng. Doanh nghiệp kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm.
Tập đoàn Masan (HoSE:
MSN): Doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận trong quý II nhưng giảm mạnh so cùng kỳ năm trước do hợp nhất
VCM.
Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE:
MWG): Trong tháng 4 và 5, doanh thu thuần doanh nghiệp ở mức 18.139 tỷ đồng, tăng 2%; lợi nhuận ròng 591 tỷ đồng, giảm 21%. Lợi nhuận giảm do 600 cửa hàng đóng cửa tạm thời trong tháng 4 do yêu cầu cách ly xã hội và mức tiêu thụ yếu đi.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE:
PNJ): Tháng 4 lỗ 89 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 53 tỷ và tháng 5 lãi 47 tỷ đồng, tăng 22%. Dù lợi nhuận
PNJ có sự phục hồi trong tháng 5 bởi nhu cầu tăng cao sau khi bị dồn nén nhưng không thể bù đắp khoản lỗ tháng 4 do việc đóng cửa hàng thực hiện cách lý xã hội trên toàn quốc.
Công ty Đường Quảng Ngãi (UPCoM:
QNS): Sản lượng sữa đậu nành giảm 10% trong tháng 4, đi ngang trong tháng 5 và 6. Trong khi đó, sản lượng đường tinh chế thấp có thể kéo giảm hiệu suất của cả mảng đường và điện sinh khối trong quý II.
Sabeco (HoSE:
SAB):
SSI Research cho rằng lợi nhuận Sabeco quý II sẽ giảm so cùng kỳ năm trước mặc dù ban lãnh đạo đã chia sẻ một vài tín hiệu tích cực sau khi yêu cầu giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Sabeco sẽ mất 2 năm để đạt được thành quả tương tự như năm 2019.
Sợi Thế Kỷ (HoSE:
STK): Công ty dự báo lợi nhuận rất thấp trong quý II, một quý vô cùng khó khăn do nhu cầu thấp trong khi các nhà sản xuất sợi Trung Quốc tiếp tục gia tăng nguồn cung với mức giá thấp hơn Việt Nam. Điển sáng duy nhất trong quý II là có thể được hoàn nhập lỗ tỷ giá chưa thực hiện đã trích lập trong quý I, khoảng 8 tỷ đồng.
VEAM (UPCoM:
VEA): Do yêu cầu ở nhà trong tháng 4, doanh số bán sẽ đã giảm đáng kể. Doanh số tháng 5 và 6 phục hồi dần dần nhưng không trở lại mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Do vậy,
SSI Research dự báo lợi nhuận hợp nhất quý II có thể giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.